Cơ thể con người là một hệ thống kỳ diệu với khả năng tự bảo vệ và phục hồi. Trong đó, hệ miễn dịch chính là một trong những cơ chế quan trọng nhất giúp chúng ta chống lại vi khuẩn, virus và các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ hệ miễn dịch là gì, cách nó hoạt động ra sao và làm thế nào để tăng cường hệ miễn dịch một cách tự nhiên, an toàn và bền vững.
Hệ miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Nó bao gồm một mạng lưới các tế bào, mô và cơ quan có nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn và tiêu diệt các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng và thậm chí là tế bào ung thư.
Khi hoạt động tốt, hệ miễn dịch sẽ bảo vệ bạn khỏi bệnh tật, giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn sau khi bị nhiễm trùng hoặc chấn thương. Nhưng nếu bị suy yếu, cơ thể dễ mắc bệnh, mệt mỏi kéo dài và phục hồi chậm.
Các cơ quan tham gia vào hệ thống miễn dịch
Hệ miễn dịch hoạt động thông qua nhiều cơ quan và cấu trúc khác nhau trong cơ thể, bao gồm:
- Tủy xương: Nơi sản xuất bạch cầu và tế bào miễn dịch.
- Hệ bạch huyết: Lọc và tiêu diệt vi sinh vật gây hại.

- Lách: Lọc máu, loại bỏ tế bào chết và vi khuẩn.
- Tuyến ức: Nơi phát triển tế bào T – chiến binh của hệ miễn dịch.
- Da và niêm mạc: Là hàng rào vật lý đầu tiên bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của tác nhân bên ngoài.
- Hệ tiêu hóa: là “trung tâm miễn dịch” của cơ thể.
2. Vai trò của hệ miễn dịch đối với cơ thể
Hệ miễn dịch đóng vai trò sống còn trong việc:
2.1 Ngăn ngừa nhiễm trùng:
Nấm, virus, vi khuẩn tồn tại khắp mọi nơi xung quanh chúng ta trong không khí, trong nhà, nơi làm việc và cả trong môi trường tự nhiên. Những “kẻ ngoại lai” gây bệnh này sẽ luôn tìm cách thâm nhập vào cơ thể qua những con đường như hô hấp, vết thương hở, ăn uống…
Nhưng nhờ có hệ miễn dịch mà cơ thể chúng ta có thể phòng ngừa, chống chọi và thậm chí là tiêu diệt chúng. Khi phát hiện bất kỳ một dấu hiệu xâm nhập lạ nào, hệ thống miễn dịch sẽ lập tức truyền tín hiệu sản xuất và đưa các tế bào bạch cầu, hóa chất và protein đi để tấn công, loại trừ các yếu tố “ngoại lai” gây hại cho cơ thể.
2.2 Tái tạo và phục hồi:
Khi cơ thể gặp phải một vết thương dù là nhỏ nhất, hệ miễn dịch sẽ ngay lập tức kích hoạt để bắt đầu quá trình phục hồi tự nhiên. Quá trình này sẽ diễn ra theo 3 giai đoạn chính dưới sự điều phối của hệ bạch huyết và sự phối hợp nhịp nhàng của các tế bào miễn dịch.
Giải đoạn 1, khi vết thương xuất hiện các mạch máu ở khu vực bị thương sẽ giãn nở và tăng tính thẩm thấu, tạo điều kiện cho các tế bào miễn dịch di chuyển đến hiện trường. Các tế bào mast sẽ giải phóng histamine gây sưng, đỏ, nóng – đây là dấu hiệu viêm. Còn các tế bào bạch cầu trung tính cùng đại thực bào sẽ dọn dẹp vi khuẩn, virus và mạnh vụn mô bị tổn thương. Viêm không phải là tình trạng xấu, đây là phản ứng cần thiết để dọn sạch vùng bị tổn thương chuẩn bị cho quá trình phục hồi.

Giai đoạn 2: giai đoạn này diễn ra khi các nguy cơ nhiễm trùng đã được kiểm soát, lúc này, trung tâm hệ bạch huyết sẽ truyền tín hiệu đưa các tế bào lympho B và T đến vị trí tổn thương giúp điều hòa phản ứng miễn dịch trong khi macrophage giải phóng các yếu tố tăng trưởng giúp tăng sinh tế bào biểu mô và tái tạo mạch máu nhỏ. Đồng thời, tế bào nguyên sợi sẽ được kích thích để sản xuất collagen và protein giúp hình thành mô mới.
Giai đoạn 3: Ở giai đoạn cuối cùng, tổ chức mô mới dần thay thế mô cũ, các tế bào miễn dịch giảm dần hoạt động và rút lui. Collagen được sắp xếp lại để phục hồi vết thương bền chắc hơn.
2.3 Phát hiện và tiêu diệt tế bào lạ:
Trên thực tế, cơ thể chúng ta đều có thể xuất hiện các tế bào bị lỗi gen hoặc bị đột biến nhẹ do ảnh hưởng từ môi trường, thực phẩm, hóa chất, căng thẳng, tia UV … Tuy nhiên, không phải tất cả các tế bào đó đều phát triển thành bệnh. Nhờ các tế bào phòng vệ luôn làm nhiệm vụ kiểm tra – rà soát – xử lý kịp thời.
Trung tâm hệ bạch huyết sẽ có khả năng tạo ra các tế bào T (Cytotoxic T cells) tế bào NK (Natural Killer cells – NK cells). Đây là các tế bào chuyên trách tiêu diệt tế bào bất thường. Chúng có khả năng phát hiện dấu hiệu lạ trên bề mặt tế bào từ đó nhận diện mục tiêu và giải phóng enzyme tiêu diệt làm thủng màng tế bào lạ, các tế bào biến đổi bao gồm cả các tế bào ung thư.

Hệ miễn dịch có thể tiêu diệt tế bào ung thư ngay từ giai đoạn đầu rất sớm, trước khi chúng kịp nhân lên và tạo thành khối u. Tuy nhiên, một số tế bào ung thư tinh vi có thể ẩn mình, thay đổi cấu trúc thậm chí tiết ra chất ức chế hệ miễn dịch khiến cơ thể không thể nhận diện được hoặc phản ứng yếu đi.
Đây chính là lý do vì sao, việc tăng cường miễn dịch tự nhiên và chăm sóc hệ bạch huyết là rất quan trọng trong cả phòng ngừa lẫn hỗ trợ điều trị ung thư.
2.4 Tạo trí nhớ miễn dịch:
Một trong những đặc điểm vô cùng thông minh của hệ miễn dịch là khả năng “ghi nhớ” những kẻ đã từng xâm nhập, tấn công cơ thể. Cơ chế này được gọi là trí nhớ miễn dịch, đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể phản ứng nhanh hơn, mạnh mẽ hơn nếu gặp lại cùng một loại virus hay vi khuẩn trong tương lai
3. Hệ miễn dịch bẩm sinh và hệ miễn dịch thu được (trí nhớ miễn dịch)
3.1 Hệ miễn dịch bẩm sinh (tự nhiên)
Đây là tuyến phòng thủ đầu tiên và hoạt động ngay khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh. Nó bao gồm:
- Da, niêm mạc, nước bọt, nước mắt
- Phản ứng viêm nhanh chóng tại nơi nhiễm trùng
- Tế bào thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào NK
Hệ miễn dịch bẩm sinh phản ứng nhanh nhưng không ghi nhớ tác nhân gây hại.

3.2 Hệ miễn dịch thu được (học hỏi)
Phát triển sau khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh hoặc qua tiêm chủng. Gồm:
- Tế bào lympho B (tạo kháng thể): chúng ghi nhớ cấu trúc của tác nhân gây bệnh và có thể nhanh chóng sản xuất kháng thể tương ứng khi gặp lại.
- Tế bào lympho T (tấn công tế bào nhiễm bệnh): Tế bào T có khả năng nhận diện và tiêu diệt nhanh các tế bào nhiễm bệnh tương tự đã từng xâm nhập trước đó.
Nhờ khả năng của hệ miễn dịch thu được, cơ thể chúng ta có thể phòng bệnh một cách hiệu quả mà không cần phải phản ứng từ đầu như lần đầu tiên nhiễm bệnh.
Đây cũng là nguyên lý nền tảng của Vaccine: đưa vào cơ thể một lượng nhỏ kháng nguyên (hoặc virus bất hoạt) để tạo trí nhớ miễn dịch mà không gây bệnh.
4. Các rối loạn thường gặp ở hệ miễn dịch
4.1 Suy giảm miễn dịch (Miễn dịch yếu)
Đây là tình trạng hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả, không đủ khả năng bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
Biểu hiện thường gặp:
- Hay mắc bệnh vặt: cảm cúm, viêm họng, viêm xoang kéo dài
- Phục hồi chậm khi bị ốm hoặc sau chấn thương
- Da dễ bị nhiễm trùng, vết thương lâu lành
- Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống
4.2 Rối loạn tự miễn (Autoimmune disorders)
Khi hệ miễn dịch mất khả năng phân biệt “bạn” và “thù”, nó bắt đầu tấn công chính các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể – gây ra các bệnh lý được gọi là tự miễn.
Một số bệnh phổ biến:
- Lupus ban đỏ hệ thống
- Viêm khớp dạng thấp
- Viêm tuyến giáp Hashimoto
- Bệnh Celiac (dị ứng gluten)
- Đa xơ cứng (Multiple Sclerosis)
Triệu chứng: Đau nhức, viêm khớp, mệt mỏi kéo dài, sốt nhẹ, nổi ban đỏ, rối loạn nội tiết…
4.3 Dị ứng – Phản ứng quá mức của hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch phản ứng thái quá với những chất vốn vô hại như phấn hoa, lông thú, thực phẩm, bụi mịn…
Biểu hiện:
- Sổ mũi, ngứa mũi, hắt hơi
- Phát ban, nổi mề đay, dị ứng da
- Dị ứng thực phẩm, sốc phản vệ

5. Hệ miễn dịch và hệ bạch huyết: Mối liên kết không thể tách rời
- Hệ bạch huyết là nơi sản xuất và lưu trữ nhiều tế bào miễn dịch quan trọng như bạch cầu lympho B, T.
- Khi hệ bạch huyết bị tắc, độc tố không được đào thải sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch.
- Ngược lại, khi hệ miễn dịch hoạt động yếu, dòng bạch huyết cũng lưu thông kém, khiến cơ thể dễ mắc bệnh, viêm nhiễm và lão hóa sớm.
6. 7 phương pháp giúp nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên
6.1 Ăn uống cân bằng và giàu dinh dưỡng
- Tăng cường rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu vitamin C, E, D, kẽm, selen…
- Hạn chế đường, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.
6.2 Vận động thường xuyên
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp tăng tuần hoàn, kích thích sản sinh bạch cầu.
6.3 Ngủ đủ giấc
- Ngủ sâu từ 7–8 giờ mỗi đêm giúp cơ thể tái tạo năng lượng và sản sinh kháng thể.
6.4 Quản lý căng thẳng
- Thiền, yoga, hít thở sâu giúp giảm cortisol – hormone gây suy yếu miễn dịch.
6.5 Bổ sung lợi khuẩn đường ruột
- Dùng men vi sinh, ăn sữa chua, kefir, rau củ lên men để cân bằng hệ vi sinh.
6.6 Hạn chế chất kích thích
- Giảm rượu bia, thuốc lá để bảo vệ hệ miễn dịch và gan – thận.

6.7 Chăm sóc hệ bạch huyết – Kích hoạt miễn dịch từ gốc
- Hệ bạch huyết đóng vai trò trung gian trong phản ứng miễn dịch.
- Massage dẫn lưu bạch huyết, detox cơ thể, chăm sóc vùng đầu cổ vai gáy là cách hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ hơn.
Nếu bạn muốn một giải pháp chăm sóc toàn diện, hãy khám phá các liệu trình tại Hadoo – nơi tiên phong trong liệu pháp thải độc, chăm sóc hệ bạch huyết và phục hồi sức khỏe từ gốc.
Không chỉ là đơn vị tiên phong, Hadoo còn là một cơ sở nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống hóa toàn bộ kiến thức về hệ bạch huyết một cách bài bản, khoa học. Những giải pháp mà Hadoo mang đến đều dựa trên các kiến thức y khoa về hệ bạch huyết, hệ miễn dịch. Chúng tôi hiểu rằng, để xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh, thì phải bắt đầu từ nền tảng sức khỏe cơ sở và đó chính là chăm sóc hệ bạch huyết, hệ miễn dịch.
Ngoài diệu pháp chăm sóc hệ bạch huyết độc quyền – sóng lõi HADOO – Chúng tôi còn nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm nâng cao hệ miễn dịch, hệ bạch huyết như: Tinh dầu, muối Bosalson, kem tái tạo hệ cơ, các sản phẩm uống thanh lọc như Lymph system detox, Detox multifuntion 5 in 1…

Hadoo không dừng lại ở việc trị liệu, chúng tôi còn muốn trao tay bạn tri thức – kỹ thuật – sản phẩm – công nghệ – và hơn cả là niềm tin sống khỏe từ gốc, không phụ thuộc thuốc, không xâm lấn.