Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì việc luyện tập thể dục thể thao cũng góp phần quan trọng giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tình trạng tiểu đường.
Đối với những người gặp phải tình trạng tiểu đường, nên tập những bài tập nào là phù hợp. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Hadoo iHealing điểm qua 10 bài tập cho người tiểu đường an toàn và hiệu quả.
Mục lục chính
Đi bộ
Đi bộ là bài tập cơ bản và đơn giản nhất, không đòi hỏi các yếu tố kỹ thuật cũng như trang thiết bị. Tuy nhiên, đi bộ đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.
Theo một nghiên cứu vào năm 2021, đi bộ có thể giúp những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 giảm huyết áp, mức HbA1c và chỉ số khối cơ thể.
Đi bộ vừa để rèn luyện thể chất vừa để hít thở bầu không khí trong lành. Từ đó có tác dụng giảm trạng thái stress căng thẳng.
Đi bộ bước nhanh trong khoảng thời gian từ 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày và ít nhất 5 ngày/tuần sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu cải thiện sức khỏe.
Những ngày thời tiết xấu, bạn vẫn hoàn toàn có thể luyện tập bài tập này bằng cách đi bộ tại chỗ, đi xung quanh vườn nhà. Duy trì thói quen đi bộ cũng như vận động mỗi ngày sẽ giúp bạn từng bước cải thiện tình trạng tiểu đường hiệu quả.
Đạp xe
Trong một nghiên cứu lớn của Đan Mạch, người tiểu đường có khả năng đau cơ xương khớp cao gấp 1,7 đến 2,1 lần so với những người không mắc bệnh đái tháo đường.
Đạp xe sẽ là một bài tập lý tưởng giúp cải thiện tình trạng này. Dành thời gian đẹp xe từ 20 đến 30 phút/ngày, ít nhất từ 3 – 5 lần/tuần có thể có tác dụng làm tăng nhịp tim, đốt cháy lượng đường trong máu và giúp giảm cân mà không gây đau đầu gối hay các cơ quan khác.
Khiêu vũ
Khiêu vũ là bài tập của sự kết hợp của các động tác di chuyển linh hoạt, uyển chuyển cùng với giai điệu nhạc nhẹ nhàng. Đó cũng là sự giao thoa giữa thể thao và nghệ thuật.
Dành thời gian khoảng 25 phút/ngày, ít nhất 3 ngày một tuần để tốt cho tim mạch, giảm lượng đường trong máu, giảm căng thẳng và đốt cháy calo và điều hòa mỡ máu.
Bơi
Bơi sẽ hỗ trợ tốt cho người tiểu đường bị biến chứng xương khớp khi cơ thể sẽ được nước nâng đỡ, đồng thời giảm trọng lực lên toàn bộ khớp xương.
Tuy vậy, hoạt động bơi lội đốt cháy năng lượng rất nhanh và làm giảm cholesterol máu và có nguy cơ hạ đường máu. Do đó khi người tiểu đường type 2 chọn môn bơi lội thì nên báo cho nhân viên cứu hộ đang làm việc ở bể bơi đó để đề phòng các bất trắc có thể xảy ra trong quá trình bơi.
Bên cạnh môn bơi lội, một số bộ môn thể thao dưới nước khác như thể dục nhịp điệu dưới nước, chạy bộ dưới nước và các hoạt động khác có thể giúp tim, phổi và cơ bắp của bạn được rèn luyện sức khỏe, đồng thời gây áp lực cho khớp của bạn.
Yoga
Những động tác yoga có thể giúp bạn giữ thăng bằng, đồng thời các chuyển động, tư thế và tập trung vào hơi thở cũng có thể giảm bớt căng thẳng và giúp xây dựng cơ bắp. Từ đó, giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định hơn.
Theo một nghiên cứu, yoga có thể giúp những người mắc bệnh tiểu đường type 2 kiểm soát lượng đường trong máu, mức cholesterol và cân nặng của họ. Đồng thời, yoga cũng góp phần làm giảm huyết áp, nâng cao chất lượng giấc ngủ và cải thiện tâm trạng của bạn.
Aerobic
Với nhịp độ nhanh kết hợp cùng với những giai điệu vui tươi, nhảy aerobic sẽ là bài tập giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Theo một nghiên cứu, những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 khi tham gia các lớp nhảy Zumba trong vòng 16 tuần đã có động lực tập thể dục hơn, mặt khác cũng đạt được lợi ích kiểm soát đường huyết và giảm cân hiệu quả.
Cử tạ
Cử tạ góp phần nâng cao sức mạnh của cơ bắp, việc rèn luyện sức bền cho cơ thể là bài tập hiệu quả giúp làm hạ đường huyết trong máu.
Cử tạ không chỉ là bộ môn dành cho các vận luyện viên chuyên nghiệp với những mức tạ lớn, mà nó là hoàn toàn có thể là bài tập hàng ngày, hàng tuần của mỗi người, bạn có thể sử dụng máy tập tạ, tạ tay hoặc thậm chí các vật nặng trong nhà.
Thái cực quyền
Đây là một bài tập lý tưởng cho người tiểu đường, với các động tác chuyển động chậm, có kiểm soát cùng với sự hình dung và hít thở sâu làm tiền đề để luyện tập tăng cường sức khỏe.
Thái cực quyền cũng giúp cơ thể trở nên linh hoạt, vận động và cân bằng hơn . Đồng thời, làm giảm tình trạng căng thẳng và ngăn ngừa các tổn thương dây thần kinh ở chân.
Calisthenics
Đây là bài tập đặc biệt để tăng cường cơ bắp bao gồm kéo xà, chống đẩy, gập bụng,… điều quan trọng là cố gắng tập luyện chủ yếu vào mọi nhóm cơ chính trên cơ thể.
Bài tập này có cường độ mạnh, vậy nên để giúp cơ thể có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi, bạn hãy nghỉ ngắt quãng một ngày các hoạt động tăng cường cơ bắp giữa mỗi buổi tập rèn luyện sức mạnh.
Các môn thể thao đồng đội
Nếu như bạn cảm thấy việc luyện tập quá chán nản và mất động lực thì việc tìm kiếm những người bạn để luyện tập cùng sẽ là giải pháp tối ưu.
Không chỉ giúp duy trì thể chất tốt, mà các môn thể thao đồng đội còn tạo cảm giác phấn chấn, lạc quan khi được giao lưu và kết nối với những người đồng đội.
Những môn thể thao như bóng đá, quần vợt, bóng rổ,… vừa giúp giải trí, tạo động lực luyện tập cho bạn vừa hỗ trợ cải thiện sức khỏe đường huyết, tim mạch.
Bên cạnh chế độ luyện tập, bạn có thể tham khảo phương pháp Thải độc Hệ bạch huyết giúp chăm sóc, cải thiện sức khỏe nói chung và bệnh tiểu đường nói riêng.
Hệ bạch huyết là một phần quan trọng của hệ miễn dịch và hoạt động nhằm loại bỏ các chất độc cơ thể tạo ra một cách tự nhiên hoặc tiêu diệt những kẻ xâm nhập từ bên ngoài như vi khuẩn.
Bởi vậy, các phương pháp cải thiện sức khỏe từ hệ bạch huyết đã được nghiên cứu và ứng dụng, trong đó phải kể phương pháp thải độc hệ bạch huyết được giới thiệu bởi chuyên gia Cao Thương – Chủ tịch Hadoo iHealing với nhiều lợi ích cho cơ thể.
Dù là thực hiện phương pháp nào để cải thiện tình trạng tiểu đường, thì đều đòi hỏi cả một quá trình lâu dài, kiên trì và bền bỉ. Hãy trao đổi với bác sĩ trước để xây dựng một chế độ chăm sóc và cải thiện tiểu đường một cách phù hợp và khoa học nhất!