Đau khuỷu tay thường xuyên xảy ra ở người chơi thể thao hoặc người sử dụng cơ tay nhiều. Vậy nguyên nhân cụ thể là gì và làm cách nào để giảm thiểu triệu chứng? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này nhé!
Mục lục chính
Đau khuỷu tay là gì?
Khuỷu tay là một trong những khớp lớn của cơ thể tạo nên bởi xương cánh tay, xương trụ và xương quay. Tại phần xương lồi ra của khuỷu có các cơ, gân nối với xương cánh tay.
Phần bên ngoài khuỷu có mỏm trên lồi cầu ngoài, bên trong có mỏm trên lồi trong là nơi bám của nhóm cơ gập cổ tay. Ngoài ra xung quanh khuỷu tay còn có các dây chằng và bao hoạt dịch.
Với cấu tạo như trên khuỷu tay có chức năng chính là gập duỗi linh hoạt và sấp ngửa cẳng tay.
Vậy tình trạng đau khuỷu tay là như thế nào? Theo đó đây là hiện tượng xảy ra khi có sự viêm nhiễm tổn thương xảy ra ở cơ, gân vùng khuỷu tay. Đa số tay phải là tay thuận của nhiều người do đó tỷ lệ người bị đau khớp khuỷu tay phải cao hơn so với đau khớp khuỷu tay trái.
Đối tượng dễ bị đau khuỷu tay
Khuỷu tay là bộ phận giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống hàng ngày. Do đó khi vận động hoặc sử dụng cơ tay quá mức sẽ dễ bị đau khuỷu tay.
Tình trạng viêm, rách, đứt gân cơ khuỷu tay là tình trạng hay gặp ở những những đối tượng như:
- Vận động viên thể thao: Những người chơi golf thường bị tổn thương bên trong khuỷu tay. Ngược lại người chơi tennis hay gặp phải tổn thương phần bên ngoài nên dễ điều trị.
- Nhân viên văn phòng, đầu bếp, họa sĩ, thợ mộc,… Người làm công việc sử dụng khớp khuỷu tay nhiều và lặp đi lặp lại một động tác khiến khớp sưng đau.
Nguyên nhân dẫn đến đau khuỷu tay
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau khớp khuỷu tay phổ biến nhất là tác động bên ngoài, chấn thương hoặc do các bệnh lý gây ra:
Tác động bên ngoài
- Do chơi thể thao quá mạnh hoặc thực hiện động tác sai kỹ thuật. Đặc biệt, một số người bị đau khuỷu tay khi đánh cầu lông do lạm dụng cổ tay, cầm vợt quá chặt hoặc trước khi chơi không khởi động kỹ.
- Đặc thù công việc vận động khớp khuỷu tay nhiều, không nghỉ ngơi hợp lý dẫn đến các cơn đau rõ rệt và dữ dội.
- Nâng tạ quá nặng hoặc sai cách gây chấn thương và làm mất độ linh hoạt của khớp khuỷu tay.
- Té ngã gây tổn thương dây chằng, bong gân, trật khớp khuỷu tay.
Bệnh lý
Đau khuỷu tay có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Ngoài tác động cơ học thì một số vấn đề sức khỏe dưới đây cũng là nguyên nhân dẫn đến đau khớp:
Viêm khớp khuỷu tay
Khi bị viêm khớp khuỷu tay bạn sẽ có biểu hiện đau và sưng tấy tại đây. Tình trạng này thường xảy ra khi bị chấn thương.
Viêm bao hoạt dịch mỏm khuỷu
Bao hoạt dịch có vị trí nằm ở sau khớp khuỷu, bộ phận này có thể bị viêm do việc sử dụng khớp quá mức hoặc chấn thương.
Khi bị viêm chức năng bảo vệ đầu khớp của bao hoạt dịch sẽ giảm xuống, từ đó dẫn đến các triệu chứng sưng, đau khuỷu tay, hạn chế vận động.
Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay
Viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay còn gọi là hội chứng Tennis Elbow thường gặp ở những người chơi quần vợt hoặc làm trong các nghề sử dụng cơ bắp, khớp khủy tay.
Bệnh xảy ra khi cơ, gân, dây chằng xung quanh phần dưới khớp và trước cánh tay bị chấn thương, tạo nên các vết rách. Sau một thời gian các vết rách này hình thành sẹo và vôi hóa gây áp lực cho cơ, dây thần kinh.
Do đó khi bị viêm lồi cầu ngoài xương cánh tay, bạn sẽ có biểu hiện đau khớp khuỷu tay, cơn đau rát dọc theo bên ngoài. Nhưng khi nghỉ ngơi và luyện tập vật lý trị liệu thì những triệu chứng này sẽ dần được cải thiện.
Viêm mỏm trên cầu lồi trong
Viêm mỏm trên lồi cầu trong còn được gọi là hội chứng Golf thường gặp ở những tay gôn thủ. Bệnh xảy ra khi có sự vận động quá mức của cánh tay dưới, dùng nhiều sức lực và lặp đi lặp lại.
Bệnh thường gây đau bên trong khuỷu tay, khi cổ tay làm việc quá sức sẽ dẫn đến tình trạng căng cơ, đau khuỷu tay.
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là bệnh ảnh hưởng đến sụn làm mòn và hủy hoại mô liên kết. Khi mắc bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng đau khó nghiêng khuỷu tay. Đồng thời có cảm giác kẹt trong khuỷu, phát ra tiếng rít khi cử động.
Triệu chứng đau khớp khuỷu tay
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau khớp khuỷu tay mà triệu chứng xuất hiện sẽ khác nhau. Cụ thể:
Đau mặt ngoài khuỷu tay
Khi bị đau mặt ngoài khuỷu tay bạn sẽ có các biểu hiện như:
- Đau nhói ở cánh tay, đau dữ dội khi cử động hoặc chạm vào. Cơn đau ở mức độ nhẹ sau đó từ từ nặng lên.
- Xuất hiện cảm giác nóng rát xung quanh vùng khớp và chạy dọc từ cánh tay đến khuỷu tay.
- Cơn đau kéo dài liên tục và không thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
- Khả năng vận động của tay yếu, khó khăn trong cầm nắm, viết lách hay thực hiện hoạt động sống,…
Đau mặt trong khuỷu tay
Trường hợp bị đau mặt trong khuỷu tay người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Cảm giác đau từ bên trong cẳng tay đến khuỷu tay.
- Khuỷu tay bị cứng cổ tay yếu.
- Ngón tay tê hoặc ngứa nhất là ngón áp út và ngón út
Khi cơn đau khuỷu tay ngày càng trở nên nghiêm trọng và không thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi thì bạn nên thăm khám bác sĩ để biết được tình trạng sức khỏe xương khớp của bản thân.
Cách điều trị đau khủy tay
Trường hợp cơn đau kéo dài dữ dội cơ thể có biểu hiện bất thường như: sốt cao, mệt mỏi thì bạn nên thăm khám bác sĩ. Bởi vì đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm.
Nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng vận động của cánh tay. Nghiêm trọng hơn có thể gây biến dạng khuỷu tay, xương nhô ra, dị tật, đau hệ thống thần kinh.
Dưới đây là một số biện pháp điều trị đau khuỷu tay mà bạn có thể tham khảo và áp dụng tùy vào tình trạng bệnh:
Biện pháp hỗ trợ
Khi bệnh chỉ mới tiến triển mức độ tổn thương chưa nhiều thì bạn có thể tự điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu bị đau khuỷu tay do chấn thương, va chạm, chỉ cần nghỉ ngơi và dừng các vận động gây đau trong vòng 1-2 tuần. Lúc này cảm giác đau sẽ giảm dần và bạn có thể thực hiện các hoạt động khuỷu tay bình thường trở lại.
Ngoài ra bạn cũng có thể thực hiện các biện pháp khác để nhanh chóng cải thiện cơn đau như:
- Băng ép: Sử dụng những miếng băng có độ đàn hồi, quấn quanh khuỷu tay nhằm mục đích giữ ấm và tạo điều kiện chuyển động linh hoạt. Đồng thời có thể sử dụng thêm nẹp để làm giảm áp lực lên cánh tay.
- Chườm lạnh: Là biện pháp làm giảm sưng đau bằng cách sử dụng một túi nước đá rồi chườm lên vùng khuỷu tay bị đau trong vòng 15-20 phút.
- Kê cao khuỷu tay: Có tác dụng hỗ trợ lưu thông máu đến khuỷu tay, từ đó giảm sưng đau. Vì vậy bạn có thể chống khuỷu tay lên trên gối hoặc chân.
Sử dụng dược liệu dân gian:
Khi tự điều trị tại nhà bạn có thể áp dụng những bài thuốc dân gian để giảm thiểu cơn đau, điển hình là bài thuốc ngâm tay trong nước gừng ấm:
- Chuẩn bị 2 củ gừng tươi, rửa sạch và 20g muối hạt.
- Đun sôi 2 lít nước rồi cho gừng đập dập và muối vào.
- Đậy nắp và đun tiếp trong 10-15 phút.
- Sau đó chờ nước nguội xuống khoảng 50-600C và tiến hành ngâm tay.
Ngoài ra để tiết kiệm thời gian và tăng tính hiệu quả, bạn có thể sử dụng combo dược liệu chăm sóc đau khuỷu tay của Công ty Cổ phần Nhà hát của những giấc mơ Hadoo.
Sản phẩm được nghiên cứu và thử nghiệm kỹ lưỡng trước khi đưa vào ứng dụng, được Cục sở hữu Trí tuệ cấp bằng độc quyền sáng chế. Vì vậy người dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng khi gặp phải các vấn đề về xương khớp như đau khuỷu tay. Đặc biệt, bộ sản phẩm được đóng gói dưới hình thức chai nhỏ gọn, dễ dàng mang theo, cách sử dụng đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà.
Để được đặt hàng hoặc tư vấn thêm thông tin về sản phẩm, bạn có thể liên hệ đến đến Hadoo iHealing theo số điện thoại: 093.652.5858 để được hỗ trợ.
Sử dụng thuốc
Trong một số trường hợp đau khuỷu tay bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc. Một số loại thuốc thường được kê như: Thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không Steroid, thuốc giãn cơ,…
Để kiểm soát tốt triệu chứng bạn nên sử dụng theo đúng hướng dẫn, tránh tự ý cắt hoặc thêm liều lượng. Đặc biệt tùy vào mức độ mà đơn thuốc sẽ khác nhau, do đó bạn không nên lấy đơn thuốc của người khác áp dụng cho chính mình.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp chỉ được áp dụng sau khi thực hiện các biện pháp điều trị nhưng cơn đau khuỷu tay vẫn không thuyên giảm. Tùy tình hình mà bác sĩ sẽ tiến hành mổ nội soi khớp hoặc phẫu thuật mở nhằm loại bỏ mô chết hay những áp lực lên vùng khuỷu tay.
Tình trạng đau khuỷu tay rất phổ biến và có thể tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên nếu cơn đau vẫn kéo dài dai dẳng đồng thời gây ảnh hưởng đến khả năng vận động, bạn nên tiến hành thăm khám bác sĩ để được tư vấn về biện pháp chữa trị, tránh tình trạng biến dạng khớp, bại liệt nguy hiểm.