Việc thường xuyên phải tiếp xúc với các tác nhân gây hại như ánh sáng xanh, khói bụi,… khiến sức khỏe đôi mắt bị ảnh hưởng. Trong khi đó quá trình chăm sóc hàng ngày lại không được chú trọng, hoặc chưa đúng cách dẫn đến thị lực dần bị suy giảm.
Do đó việc tìm hiểu những bệnh lý về mắt, cụ thể là nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết để kịp thời phát hiện, điều trị là rất quan trọng.
Mục lục chính
Nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt
Sức khỏe của đôi mắt bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố. Trong đó phải kể đến:
- Nhiễm khuẩn: Ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm, virus đều gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến cấu trúc của mắt.
- Chấn thương: Tai nạn hay va đập dù là nhẹ cũng có thể gây tổn thương vùng mắt.
- Lối sống: Thói quen sinh hoạt không hợp lý, sử dụng thiết bị điện tử có ánh sáng xanh thường xuyên.
- Điều kiện khách quan: Dị vật, bụi bẩn bay vào mắt gây ảnh hưởng đến khả năng nhìn.
- Di truyền: Trong gia đình nếu có người thân mắc bệnh thì đời con cái cũng có thể mắc phải.
- Bệnh lý: Tình trạng sức khỏe hoặc các bệnh lý nền như: Đái tháo đường, đau nửa đầu,… cũng gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của mắt.
Các bệnh về mắt thường gặp
Các bệnh về mắt thường gây khó khăn khi quan sát, thu hẹp tầm nhìn thậm chí là mất thị lực hoàn toàn. Dưới đây là một số vấn đề về mắt phổ biến hay gặp trong đời sống.
Dị ứng mắt
Đôi mắt thường nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, không khí, bụi bẩn, nước hoa, một số thực phẩm. Khi chịu tác động trực tiếp bởi những yếu tố này mắt sẽ bị dị ứng và có biểu hiện ngứa, đỏ rát khó chịu.
Lác mắt
Lác mắt là bệnh lý xảy ra khi hai mắt không thể tập trung nhìn về một điểm mà nhìn theo nhiều hướng khác nhau. Cụ thể một mắt có thể nhìn thẳng trong khi mắt kia lại nhìn lệch sang trái, phải, trên hoặc xuống dưới.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh này là do các cơ của mắt không được cân bằng và phối hợp đồng thời với nhau. Chấn thương, đục thủy tinh thể cũng gây ảnh hưởng đến quá trình nhìn, lác mắt.
Trong gia đình nếu người thân có tiền sử lác mắt thì bạn cũng có nguy cơ mắc phải. Tình trạng kéo dài sẽ làm suy giảm thị lực của một bên mắt nhìn lệch.
Ngoài lác mắt còn có rung giật nhãn cầu cũng là bệnh khiến mắt không thể nhìn vào một vật cố định. Lúc này mắt sẽ di chuyển liên tục qua lại theo phương ngang hoặc lên xuống, đảo tròn.
Tật khúc xạ
Mắt chỉ nhìn thấy được vật khi có ánh sáng đi qua giác mạc vào võng mạc và xảy ra hiện tượng khúc xạ. Nếu độ dài nhãn cầu thay đổi, mắt không có khả năng hội tụ những tia sáng chiếu từ vật đến võng mạc dẫn đến nguy cơ mắc phải cận thị, viễn thị, loạn thị,…
Đây là những tật khúc xạ phổ biến và có xu hướng gia tăng ở người trẻ tuổi. Nếu không chữa trị người bệnh sẽ gặp phải khó khăn khi quan sát. Do đó cần lựa chọn loại kính đeo phù hợp hoặc phẫu thuật để điều chỉnh thị lực giúp mắt nhìn rõ sự vật hơn.
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc)
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc) là bệnh lý có tính lây nhiễm theo mùa, xảy ra ở lớp trên cùng của mắt. Nguyên nhân dẫn đến bệnh chủ yếu là do nhiễm trùng, vi khuẩn xâm nhập vào mắt.
Viêm kết mạc thường dẫn đến tình trạng ngứa, đỏ, sưng, đổ ghèn, chảy nhiều nước mắt, nghiêm trọng hơn là suy giảm thị lực. Từ trẻ em cho đến người lớn, bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc phải nếu tiếp xúc với dịch tiết hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh.
Cũng vì thế mà viêm kết mạc thường tiến triển nhanh và dễ bùng phát thành dịch. Bệnh có thể tái phát nhiều lần, khi vệ sinh hợp lý sẽ tự khỏi sau khoảng hai tuần.
Tăng nhãn áp
Gia tăng áp lực chất lỏng bên trong mắt là nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng nhãn áp, gây ảnh hưởng đến dây thần kinh thị giác. Bệnh thường xảy ra đột ngột, không có triệu chứng rõ ràng.
Những người trên 40 tuổi và người có tiền sử gia đình bị tăng nhãn áp sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Do đó bạn nên thăm khám mắt thường xuyên để sớm phát hiện và điều trị bệnh, tránh dẫn đến biến chứng mù vĩnh viễn.
Viêm loét giác mạc
Giác mạc là lớp mô trong suốt ngoài cùng, cho phép ánh sáng đi vào mắt. Khi thường xuyên tiếp xúc với các vi khuẩn, bụi bẩn nước mắt sẽ được tiết ra để làm sạch giác mạc.
Trường hợp mức độ vi khuẩn quá lớn, nước mắt không đủ khả năng làm sạch thì dù là vết thương nhỏ do dụi mắt hoặc kính áp tròng gây ra cũng sẽ dẫn đến viêm loét giác mạc.
Đồng thời chế độ ăn uống thiếu vitamin A cũng khiến mắt dễ mắc phải bệnh này. Thời tiết nóng ẩm sẽ khiến tình trạng viêm loét giác mạc trở nên trầm trọng hơn. Do đó nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra mù lòa vĩnh viễn.
Giác mạc hình nón
Giác mạc hình nón là một trong các bệnh lý về mắt xảy ra do hoạt động của một số enzym làm mỏng giác mạc. Ban đầu cấu trúc giác mạc là hình cầu khi mắc bệnh bộ phận này sẽ bị biến dạng thành hình nón. Hiện nay phương pháp chữa trị căn bệnh này là ghép giác mạc.
Thoái hóa điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng là căn bệnh gây ra những rối loạn về mắt, ảnh hưởng đến khả năng nhìn, quan sát. Nguyên nhân là do sự hình thành và tích tụ drusen dưới võng mạc dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, thoái hóa.
Khi mắc võng mạc sẽ bị tổn thương, chủ thể sẽ không nhìn rõ các vật ở trung tâm. Theo thời gian thị lực sẽ suy giảm một phần, nặng hơn có thể gây mù lòa.
Bệnh thường xảy ra ở những người trên 50 tuổi và không có triệu chứng điển hình. Do đó bạn nên đến các bệnh viện mắt thăm khám định kỳ để phát hiện sớm thoái hóa điểm vàng.
Đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể là một trong các bệnh lý về mắt dẫn đến mù lòa, thường xảy ra ở những người lớn tuổi. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do quá trình lão hóa, chấn thương, di truyền, hay chịu tác động thường xuyên của tia tử ngoại,…
Lúc này thủy tinh thể trong mắt sẽ mờ đục dần và không còn trong suốt. Theo thời gian sẽ cảm nhận rõ sự suy giảm thị lực, nhìn mờ cuối cùng là mù lòa. Để thoát khỏi tình trạng này phương pháp chữa trị hiệu quả hiện nay là phẫu thuật thay thế thủy tinh thể nhân tạo.
Dấu hiệu nhận biết các bệnh lý về mắt
Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận biết các bệnh về mắt, từ đó kịp thời can thiệp, điều trị hiệu quả:
Cảm giác khô và cay mắt
Mắt bị khô và cay là biểu hiện thường gặp khi làm việc nhiều với máy tính, sử dụng thuốc giảm đau, thời tiết thay đổi,… Nguyên nhân là do tuyến nước mắt hoạt động kém, không cung cấp đủ độ ẩm cho mắt. Khiến mắt bị khô, mở mắt khó khăn khi ngủ dậy.
Một số trường hợp khác còn bị đau nhức mỏi, rối loạn điều tiết mắt. Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị thiếu ngủ, sử dụng điện thoại trong thời gian dài không cho mắt nghỉ ngơi.
Để cải thiện tình trạng này bạn nên massage nhẹ nhàng quanh mắt, đồng thời thay đổi thói quen sinh hoạt. Kết hợp sử dụng nước mắt nhân tạo theo hướng dẫn của bác sĩ để làm ẩm và dịu mắt.
Ngoài ra đây cũng là dấu hiệu các bệnh về mắt điển hình như tăng nhãn áp, do đó bạn nên thăm khám sớm để có biện pháp điều trị hạ nhãn áp.
Ngứa, sưng mắt
Khi bị dị ứng thời tiết, phấn hoa bạn dễ gặp phải tình trạng ngứa, sưng mắt khó chịu. Các triệu chứng sẽ được khắc phục và làm dịu khi bạn sử dụng thuốc tra mắt.
Nổi mụn lẹo mắt
Mụn lẹo ở mắt xuất hiện khi tuyến bã nhờn tắc nghẽn. Mặc dù không nguy hiểm nhưng triệu chứng này lại gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến nhiều người e ngại và cảm thấy khó chịu. Sau vài ngày mụn lẹo sẽ tự biến mất, nhưng có xu hướng tái phát gây phiền toái.
Trường hợp mụn lẹo thường xuyên mọc lại liên tục thì có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư tuyến nhờn Caxinoma. Lúc này bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa mắt ngay lập tức để chẩn đoán các bệnh tiềm ẩn.
Mờ mắt
Mắt nhìn mờ là triệu chứng xuất hiện khi bị tật khúc xạ, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể. Vì vậy khi phát hiện thị lực suy giảm bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa mắt uy tín để thăm khám và chẩn đoán tình trạng đang gặp phải.
Vàng mắt
Khi nhìn thấy lòng trắng trong mắt chuyển sang màu vàng thì có thể bạn đã gặp phải hội chứng vàng da. Nguyên nhân là do nồng độ bilirubin trong máu tăng cao quá mức bình thường hoặc gặp phải các bệnh lý liên quan đến gan, mật.
Do đó bạn không nên chủ quan hãy tiến hành các xét nghiệm máu, nước tiểu cần thiết để xác định bệnh.
Đốm đỏ trong mắt
Trong mắt xuất hiện đốm đỏ là do các mạch máu li ti dưới kết mạc bị vỡ do va chạm. Sau vài ngày cho đến một tuần thì triệu chứng này sẽ biến mất.
Tuy nhiên ở những người mắc bệnh tiểu đường, lượng đường tăng cao gây tắc nghẽn, sưng và vỡ mạch máu. Nếu để kéo dài bệnh sẽ làm suy giảm thị lực nghiêm trọng.
Một số phương pháp điều trị bệnh lý về mắt
Dưới đây là các biện pháp điều trị bệnh lý về mắt thường được bác sĩ chỉ định.
Thay đổi thói quen sinh hoạt tốt cho mắt
Để bảo vệ mắt khỏi các tác động bên ngoài, chúng ta nên hình thành các thói quen sinh hoạt tốt cho mắt như:
- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C kẽm vào bữa ăn hàng ngày.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi đưa tay lên dụi mắt để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn.
- Đeo kính râm bảo vệ mắt khi ra ngoài trời nắng.
- Massage cho mắt, thường xuyên luyện tập các bài thể dục mắt
- Giữ khoảng cách và ngồi đúng tư thế khi làm việc với máy tính.
- Cài đặt độ sáng của các thiết bị điện tử ở mức vừa phải, không quá sáng cũng không quá tối.
- Khi sử dụng kính áp tròng thì nên vệ sinh kính sạch sẽ, sau 2 tháng thay khay đựng một lần.
- Kiểm tra mắt định kỳ để phát hiện sớm các triệu chứng bất thường.
Sử dụng thuốc
Mắt là cơ quan nhạy cảm nên khi điều trị bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng các loại thuốc mỡ tra mắt. Nếu không mang lại hiệu quả hoặc nhiễm khuẩn tiến triển nặng thì người bệnh được chỉ định truyền rửa mắt kết hợp với phương pháp điều trị toàn thân.
Một số loại thuốc có tác dụng tại chỗ trong chữa trị các bệnh về mắt là:
- Thuốc nhỏ mắt: Là những loại thuốc dùng để nhỏ vào túi kết mạc có tác dụng làm sạch, sát trùng mắt.
- Thuốc mỡ tra mắt: Là loại thuốc dạng mỡ được bào chế đặc, dùng để tra vào mắt. Do không bị pha loãng với nước mắt, thuốc phát huy tác dụng từ từ và kéo dài.
- Thuốc tiêm tại mặt: Dùng phối hợp với thuốc mỡ tra mắt nhằm tăng nồng độ kháng sinh vào vị trí nhiễm khuẩn.
- Truyền rửa kháng sinh: Áp dụng cho những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, việc truyền rửa kháng sinh vào mắt liên tục sẽ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn gây hại trong mắt.
Phẫu thuật
Người bệnh có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật để khắc phục các tật khúc xạ, điều chỉnh lác mắt, thay thế thủy tinh thể,… Sau khi thực hiện bạn sẽ cảm nhận được sự cải thiện về thị lực, khả năng quan sát.
Để đảm bảo an toàn bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và thực hiện tại cơ sở uy tín, tránh các biến chứng như: Đau mắt, đỏ mắt, nhiễm trùng, chảy máu, thậm chí là suy giảm thị lực hơn so với lúc trước.
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn đã nắm được kiến thức cơ bản khi nhắc đến các bệnh về mắt. Mắt là cửa sổ của tâm hồn, có chức năng thu nhận hình ảnh quan trọng nên khi có biểu hiện bất thường, cảm thấy thị lực bị suy giảm bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, điều trị sớm.
Để giảm cảm giác đau mỏi khi làm việc thường xuyên với máy tính bạn có thể massage mắt bằng combo dược liệu chăm sóc giảm thị lực. Là bộ sản phẩm độc quyền của công ty CP Nhà hát của những giấc mơ Hadoo – đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, làm đẹp chủ động không xâm lấn.
Sản phẩm là các tinh dầu chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên nên hoàn toàn lành tính và an toàn đối với người bệnh. Khi massage lên vùng da xung quanh mắt, tinh dầu sẽ thẩm thấu vào trong thúc đẩy tuần hoàn máu, hạn chế tình trạng ứ huyết. Nhờ đó tình trạng sưng, đau mỏi mắt sẽ được giảm thiểu sau một thời gian sử dụng.
Để đặt mua và được tư vấn thêm về cách sử dụng combo dược liệu chăm sóc giảm thị lực, quý khách hàng vui lòng gọi đến hotline: 093.652.5858.