Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Đó là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng đái tháo đường quan tâm.
Dinh dưỡng của trong thời kỳ mang thai đóng vai trò đặc biệt quan trọng với cả mẹ và bé. Một chế độ dinh dưỡng khoa học giúp ổn định đường huyết làm giảm nguy cơ biến chứng do tiểu đường thai kỳ gây ra.
Trong bài viết hôm nay, Hadoo sẽ giải đáp giúp bạn câu hỏi tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Bạn cần có những lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng ở thời kỳ này.
Mục lục chính
Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng với tiểu đường thai kỳ
Có thể nói, trong thời kỳ mang thai, một chế độ dinh dưỡng không chỉ giúp mẹ có sức đề kháng tốt, 3 tránh mắc bệnh, đủ sức để “vượt cạn” trong cuộc đẻ, mau phục hồi sức khỏe sau sinh, có đủ sữa cho con bú mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi.
Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có kiểm soát lượng đường trong máu bằng chế độ dinh dưỡng kết hợp với luyện tập thể chất.
Nguyên tắc thiết lập thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ
Vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa phải đảm bảo lượng đường huyết ổn định, đó là nguyên tắc cơ bản dành cho người mắc tiểu đường thai kỳ.
Việc kiêng quá nhiều thứ có thể dẫn tới tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, làm suy giảm sức đề kháng ở cả mẹ và bé. Một số nguyên tắc cơ bản:
- Thực đơn mỗi ngày cần được đảm bảo đủ 5 nhóm dinh dưỡng cơ bản: chất đạm, chất bột, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất;
- Không nên thay đổi số lượng thức ăn và các món trong thực đơn quá nhanh;
- Không bỏ bữa, không để bụng quá no hoặc quá đói;
- Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (tối ưu nhất là 5 bữa/ngày).
- Không sử dụng quá nhiều muối hoặc đường khi chế biến, nhất là những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có kèm theo huyết áp cao;
- Thay vì ăn rau xào nhiều dầu mỡ thì nên ăn salad, rau sống hoặc rau luộc trong các bữa chính, nên ăn món này trước khi ăn cơm và những món ăn khác.
Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?
Sau đây, hãy cùng Hadoo điểm qua nhóm các thực phẩm dinh dưỡng mà người mắc tiểu đường thai kỳ nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày.
Các loại sữa không đường không béo
Trong thời kỳ mang thai, mẹ cần tiêu thụ một lượng lớn protein và canxi để đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên với mẹ bầu mắc đái tháo đường, nên ưu tiên lựa chọn các loại sữa không đường không béo. Chúng thường rất giàu vitamin D giúp xương, răng và tóc trở nên chắc khỏe hơn, xây dựng một hệ xương khỏe mạnh.
Đồng thời, sữa không đường không béo cũng vẫn giữ trọn nhiều dưỡng chất quan trọng trong sữa. Sữa không đường giàu hàm lượng protein giúp xây dựng và hình thành hệ thống cơ, ngăn ngừa đau đớn cơ, bổ sung thêm chất lỏng sau ngày dài hoạt động.
Thịt nạc
Đây là nguồn cung cấp protein dồi dào. Thịt lợn hay thịt bò đều rất giàu sắt, các vitamin nhóm B đều rất cần thiết cho phụ nữ mang thai.
Đặc biệt là sắt, phụ nữ mang thai cần nhiều sắt hơn bao giờ hết. Nếu như để thiếu sắt trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa của thai kỳ có thể gây nên tình trạng thiếu máu, tăng nguy cơ sinh non và nhẹ cân.
Cây họ đậu
Cây họ đậu là nhóm thực phẩm lành mạnh giàu kali, folat, magie, sắt và ít chất béo. Vậy nên, nó trở thành thực phẩm dinh dưỡng thích hợp cho người tiểu đường thai kỳ.
Folate trong cây họ đậu là một trong những vitamin nhóm B quan trọng cho sức khỏe cả mẹ và thai nhi nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thiếu folate có thể làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh và nhẹ cân. Lượng folate không đủ cũng có thể khiến bé dễ bị nhiễm trùng và bệnh tật trong cuộc sống sau này.
Nhóm thực phẩm này bao gồm: đậu Hà lan, đậu nành, đậu phộng, đậu xanh, đậu lăng…
Bông cải xanh, các loại rau có màu xanh đậm
Các loại rau này chứa nhiều dưỡng chất cho bà bầu, bao gồm cả chất xơ, vitamin C, vitamin K, canxi, sắt, folate và kali. Đồng thời, bông cải xanh và các loại rau màu xanh đậm còn rất giàu chất chống oxy hóa.
Với hàm lượng chất xơ cao, chúng còn có tác dụng ngăn ngừa táo bón – một vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai.
Tiểu đường thai kỳ không nên ăn gì
Một số nhóm thực phẩm mà phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ nên hạn chế bao gồm:
- Nhóm thực phẩm gây tăng đường huyết như: bánh kẹo, kem, chè, các loại trái cây ngọt,…
- Nhóm thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp như: thịt nguội, đồ hộp, vì gói, cháo,…
- Nhóm thực phẩm có nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, nội tạng (tim, gan, thận),…
- Nhóm thực phẩm chứa chất kích thích: rượu bia, cà phê,…
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thời kỳ mang thai là một yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của mẹ và thai nhi. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người mắc tiểu đường cần kết hợp với những bài tập luyện thích hợp.