Viêm quanh khớp vai được cho là một trong những căn bệnh phổ biến. Tại Việt Nam, số người mắc viêm quanh khớp vai chiếm khoảng 2% dân số và chiếm tỉ lệ khoảng 12,5% trong tổng số các bệnh nhân có các bệnh liên quan đến khớp. Vậy viêm quanh khớp vai do đâu, triệu chứng như thế nào và có nguy hiểm không. Hãy Hadoo cùng tìm h về căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục chính
Viêm quanh khớp vai là gì?
Theo các số liệu thống kê hàng năm cho biết có hàng triệu người trên thế giới được chẩn đoán mắc các bệnh liên quan đến viêm khớp. Định nghĩa đơn giản, viêm khớp chính là tất cả tình trạng rối loạn hoặc những ảnh hưởng của khớp. Khi bị viêm khớp quanh vai thì có thể thấy rõ qua việc gây đau và cứng khớp khiến khó nhấc cánh tay và giơ tay lên cao.
Cụ thể hơn, vai của bạn được cấu tạo thành từ ba xương:
- Xương cánh tay trên
- Xương bả vai (xương bả vai)
- Xương đòn (xương đòn)
Viêm quanh khớp vai chính là tất cả các trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai do tổn thương phần mềm quanh khớp gồm gân, cơ, dây chằng, bao khớp, loại trừ tổn thương phần đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch ở phần vai liên quan đến cấu tạo xương ở vai.
Có nhiều biểu hiện khác nhau của viêm khớp vai với mức độ ảnh hưởng khác nhau. Bạn nên xác định phù hợp để không gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc có những biện pháp phục hồi điều trị đúng cách.
Nguyên nhân bệnh viêm quanh khớp vai
Có rất nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng gây đến tình trạng viêm quanh khớp vai mà bạn có thể biết đến:
- Thoái hóa gân, viêm gân chóp xoay, có thể có hoặc không có lắng đọng calci, có thể rách, đứt gân chóp xoay không hoàn toàn hoặc hoàn toàn.
- Viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai.
- Viêm bao hoạt dịch và viêm gân dài cơ nhị đầu cánh tay.
- Xảy ra các tổn thương vùng đốt sống cổ, vùng trung thất, hay lồng ngực đều có thể gây ra các triệu chứng ở khớp vai như: Viêm gân, viêm co thắt bao khớp gây đau và hạn chế vận động khớp vai.
Triệu chứng bệnh viêm quanh khớp vai
Triệu chứng viêm quanh khớp vai gồm đau đớn nghiêm trọng và giảm biên độ vận động hoặc không thể vận động vai, dù là tự vận động hoặc có sự giúp đỡ của người khác.
Bệnh diễn tiến theo ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Đóng băng
Trong giai đoạn này, vai của người bệnh bắt đầu có dấu hiệu nhức và rất đau khi với chạm vào phần vai. Biểu hiện đau nhức sẽ diễn ra chủ yếu sẽ xuất hiện chủ yếu vào buổi tối hoặc khi bạn đang nằm nghiêng về phía bên vai bệnh. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng từ 6 tuần đến 9 tháng tùy theo thể trạng của từng người.
- Giai đoạn 2: Đông cứng
Dấu hiệu bất ngờ đó chính là khi chuyển sang giai đoạn này thì các triệu chứng đau giảm bớt rõ rệt trong giai đoạn này, chủ yếu là tình trạng cứng vai. Tuy nhiên, khi chuyển sang giai đoạn đông cứng thì các cơ vai bắt đầu có dấu hiệu teo nhẹ do sự hạn chế vận động trong giai đoạn trước. Nhiều chuyên gia chỉ ra giai đoạn này sẽ diễn ra từ khoảng 4-6 tháng.
- Giai đoạn 3: Tan băng
Mức độ chuyển động của vai có thể trở lại mức bình thường trong giai đoạn “tan băng”. Vai có thể hoàn toàn trở lại bình thường sau 6 tháng đến 2 năm.
Đối tượng nguy cơ bệnh viêm quanh khớp vai
Tỉ lệ người mắc các bệnh viêm quanh khớp vai ngày càng tăng lên tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Vậy đối tượng nào là thường có nguy cơ viêm quanh khớp vai phổ biến?
Đầu tiên, độ theo khảo sát thì độ tuổi mắc bệnh này phổ biến nhất đó chính là từ khoảng 40-60 tuổi. Tỷ lệ nam thường có nguy cơ cao hơn so với nữ. Những người lao động nặng, thường xuyên mang vác cũng có xu hướng dễ dàng gặp phải tình trạng này hơn. Hoặc người chơi hoặc tập các môn thể dục thể thao sai động tác hoặc khởi động không đúng sẽ dễ ảnh hưởng đến khớp vai.
Ngoài ra, có thể kể đến một số đối tượng cụ thể dưới đây dễ mắc các tình trạng ảnh hưởng đến khớp vai như:
- Người có tiền sử có chấn thương vùng khớp vai.
- Đã từng bị gãy xương cánh tay, xương đòn, xương bả vai
- Đã từng phẫu thuật vùng khớp vai, xương liên quan đến khớp vai như xương cánh tay, xương đòn, xương bả vai.
- Người bị mắc các bệnh mãn tính như viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, bệnh ở phổi,…
Chẩn đoán thể bệnh và các phương pháp chẩn đoán
Viêm khớp quanh vai gồm các thể sau đây:
- Thể đau vai đơn thuần (hay được gọi là thể bán cấp): Chủ yếu là tổn thương gân cơ trên gai hoặc bó dài của gân cơ nhị đầu.
- Thể đau vai cấp: Biểu hiện sưng đau tại vùng mỏm cùng vai cấp tính, siêu âm có dịch màu vàng chanh trong ở khoang dưới cơ delta.
- Thể giả liệt khớp vai do đứt một phần hoặc hoàn toàn gân mũ cơ quay, gân nhị đầu. Cảm thấy đau chói vùng mặt trước khớp vai, không thể chủ động giờ tay trong khi giơ tay thụ động vẫn bình thường.
- Thể đông cứng khớp vai do sự dày lên và co cứng của bao khớp vai. Hạn chế các động tác của khớp vai cũng như xảy ra tình trạng teo cơ cạnh khớp.
Một số phương pháp chẩn đoán bệnh viêm quanh khớp vai mà bạn có thể biết đến đó chính là:
- Siêu âm khớp vai
- X-quang khớp vai
- Chụp khớp vai có bơm thuốc cản quang hoặc MRI ghi hình khớp vai có bơm thuốc cản quang (MRI arthrogram)
- Chụp cộng hưởng từ (MRI)
- Nội soi khớp vai
Sử dụng phương pháp với công nghệ hiện đại sẽ giúp người bệnh chẩn đoán chính xác về tình trạng cũng như giai đoạn cụ thể đang gặp phải. Từ đó có thể xác định được phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Biện pháp điều trị bệnh viêm quanh khớp vai phổ biến
Hiện nay, có rất nhiều biện pháp điều trị viêm quanh khớp vai khác nhau. Tùy vào giai đoạn cũng như biểu hiện cụ thể của bệnh mà có thể lựa chọn phương pháp áp dụng hoặc các kết hợp các phương pháp điều trị khác nhau.
Cùng Hadoo tìm hiểu về các liệu pháp được áp dụng phổ biến trong những năm gần đây:
- Điều trị nội khoa: Phương pháp điều trị này chủ yếu sử dụng bằng thuốc với công dụng giúp giảm đau, chống viêm và duy trì vận động của khớp vai.
- Điều trị can thiệp: Phương pháp điều trị này được chỉ định khi dấu hiệu viêm quanh khớp vai là rách đứt hoàn toàn gân cơ chóp xoay.
- Điều trị ngoại khoa: Điển hình đó là sử dụng phương pháp phẫu thuật nối gân bị đứt. Tuy nhiên, phương pháp này cần có sự chỉ định của bác sĩ , đặc biệt không được áp dụng với thể giả liệt khớp vai.
- Vật lý trị liệu: Áp dụng phương pháp giảm đau tại chỗ bằng cách xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu,… Giai đoạn không sưng, nóng có thể áp dụng các liệu pháp nhiệt như: hồng ngoại, sóng ngắn, sóng siêu âm,…
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Combo Dược Liệu Chăm Sóc Viêm Quanh Khớp Vai đến từ Hadoo. Các loại dược liệu dược liệu được nghiên cứu độc quyền bởi chuyên gia Cao Thương sau năm nghiên cứu cũng như thực nghiệm tại Hàn Quốc. Thành phần được chiết xuất từ thiên nhiên với nguyên tắc gieo trồng, thu hái và sản xuất đạt tiêu chuẩn để giữ lại những tinh túy nhất của tự nhiên.
Từ đó, Combo Dược Liệu Chăm Sóc Viêm Quanh Khớp Vai có thể được người nhà sử dụng tại nhà, tiên phong cho xu hướng chăm sóc sức khỏe thuận tự nhiên không xâm lấn.
Tìm hiểu thêm: https://hadoo.vn/san-pham/combo-duoc-lieu-cham-soc-viem-quanh-khop-vai/
Phòng ngừa bệnh viêm quanh khớp vai
Ngoài ra, bạn cũng đang quên các bước chăm sóc và bảo vệ sức khỏe để hạn chế các nguy cơ mắc bệnh như:
- Không nên lao động và thực hiện các động tác dạng quá mức hay nâng tay lên cao quá vai trong quá trình vận động, làm việc hoặc tập thể dục.
- Tránh các chấn thương ở vùng khớp vai
- Nếu thấy các biểu hiện đau vai đơn thuần và đau vai cấp thì cần có biện pháp chẩn đoán và điều trị cho phù hợp.
Trên đây là một số kiến thức tổng quan về viêm quanh khớp vai mà Hadoo mang đến cho bạn. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của chính mình và gia đình. Nếu bạn cần thêm thông tin về viêm quanh khớp vai cũng như combo dược liệu của chúng tôi thì liên hệ ngay để nhận tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu của Hadoo.