Liệt dây thần kinh số 7 khiến người bệnh bị liệt nửa mặt, méo miệng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, giao tiếp. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh như thế nào?
Hãy cùng Hadoo iHealing theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu những thông tin liên quan cũng như tình trạng liệt dây thần kinh số 7 nhé!
Mục lục chính
Dây thần kinh số 7 nằm ở đâu?
Dây thần kinh số 7 giữ nhiều chức năng liên quan đến kiểm soát vận động của nhóm cơ mặt, cơ bám da cổ, xương bàn đạp ở tai giữa. Đồng thời chi phối khả năng hoạt động của các tuyến điển hình như: tuyến nước mắt, tuyến dưới hàm, dưới lưỡi,…
Ngoài ra các cảm nhận vị giác ở 2/3 trước lưỡi, cảm giác ở vòm miệng, vùng ống tai ngoài và vùng phía sau vành tai đều được quyết định bởi sợi dây thần kinh này.
Dây thần kinh số 7 có nhân nằm ở cầu não với đường đi được chia làm 3 đoạn: đoạn trong sọ, đoạn trong và ngoài xương đá. Nếu phần dây thần kinh trong sọ tổn thương người bệnh sẽ bị liệt mặt ngoại vi, mất cảm giác 1/3 trước lưỡi, bị khô miệng, khô mắt, giảm khả năng nghe.
Liệt dây thần kinh số 7 là gì?
Liệt dây thần kinh số 7 có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, nhất là những người có hệ miễn dịch suy yếu, thường xuyên căng thẳng thức khuya.
Các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện đột ngột sau 48-72 giờ và bắt đầu cải thiện sau vài tuần điều trị. Tuy nhiên trong một số trường hợp người bệnh sẽ gặp phải tình trạng yếu cơ kéo dài, thậm chí là vĩnh viễn do virus gây áp lực lên dây thần kinh, gây suy giảm chức năng.
Lúc này người bệnh sẽ khó kiểm soát được biểu cảm và hoạt động của các cơ trên mặt. Đến khi tình trạng viêm nhiễm giảm bớt, dây thần kinh hồi phục trở lại thì các triệu chứng dần biến mất.
Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp ở người bị liệt dây thần kinh số 7:
Dấu hiệu liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên
Nếu dây thần kinh số 7 ngoại biên bị liệt thì hai bên mặt của người bệnh sẽ có biểu hiện không cân đối. Nhóm cơ mặt và nhân trung bị kéo về phía bên lành, nửa bên mặt tổn thương trở nên bất động và nhão cơ.
Vì vậy bạn sẽ thấy nếp nhăn ở trán, khóe mắt bị mất. Lông mày hơi sụp xuống, má và góc mép miệng bị xệ xuống.
Tuy nhiên trong một số trường hợp nặng, mặt người bệnh vẫn ở trạng thái cân đối khi không cử động và chỉ thấy mất cân đối rõ rệt khi mặt và mắt cử động.
Ngoài ra bạn có thể dựa vào một số triệu chứng điển hình dưới đây để có thể phát hiện sớm tình trạng liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên:
- Mắt bên liệt không nhắm kín, hở mi, nhìn thấy rõ củng mạc trắng lộ giữa hai khe mi.
- Không thực hiện được các động tác đơn giản như: mím môi, thổi sáo, chau mày,…
- Khi ngước lên đồng tử bên tổn thương ở vị trí cao hơn so với bình thường.
- Khi giật tóc mai nửa mặt bên liệt sẽ không có phản ứng, bên mặt còn lại sẽ co nhăn.
Dấu hiệu liệt dây thần kinh số 7 trung ương
Khi phần dây thần kinh số 7 trung ương bị liệt, vùng vỏ não đến trước nhân sẽ tổn thương. Do đó người bệnh có biểu hiện liệt ở 1/4 phần dưới mặt hoặc liệt nửa người kiểu trung ương cùng bên với bên liệt mặt.
Mặc dù vậy nhưng hoạt động bài tiết của tuyến lệ, nước bọt và cảm giác trước 1/3 lưỡi, thính giác vẫn diễn ra bình thường.
Nguyên nhân gây liệt dây thần kinh số 7
Dây thần kinh số 7 đi từ cầu não qua vùng thái dương, tuyến mang tai đến các cơ vùng mặt. Với đường đi phức tạp nên nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh rất đa dạng và chủ yếu là do:
- Nhiễm lạnh đột ngột: Nhiệt độ hạ thấp khiến phần dây thần kinh đi qua vùng xương đá bị ảnh hưởng gây co thắt chèn ép mạch máu, thậm chí là gây liệt.
- Nhiễm virus Zona: Nếu bị nổi mụn nước ở vùng tai thì người bệnh có nguy cơ viêm liệt dây thần kinh số 7.
- Chấn thương: Vùng mặt, sọ thái dương, sọ não bị chấn thương, tích tụ khối máu đông hoặc phẫu thuật tại khu vực tai xảy ra biến chứng cũng dẫn đến các biểu hiện đau liệt dây thần kinh số 7.
- Nhiễm virus cảm cúm: Độc tố của virus cúm khiến dây thần kinh số 7 bị sưng, viêm thậm chí là tê liệt khi người bệnh sốt cao, co giật.
- Biến chứng của bệnh lý khác: U dây thần kinh số 7, u vòm họng, các bệnh liên quan đến hệ tim mạch,… cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ liệt dây thần kinh số 7.
Người nhiễm cảm cúm, sốt cao có nguy cơ bị liệt dây thần kinh số 7
Liệt dây thần kinh số 7 có tự khỏi và có tái phát không?
Liệt dây thần kinh số 7 có tự khỏi hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ tiến triển của bệnh. Đối với những người bị liệt không rõ nguyên nhân thường sẽ tự khỏi nhưng cần theo dõi cẩn thận để tránh biến chứng.
Trường hợp bị liệt do đột qụy, tổn thương dây thần kinh mặt thì cần phải điều trị, cải thiện chức năng dây thần kinh mới có thể phục hồi.
Phần lớn những người bị liệt dây thần kinh số 7 sẽ có nguy cơ gặp phải các di chứng nặng nề như:
- Liệt một bên mặt do dây thần kinh bị tổn thương nặng. Khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp và gặp khó khăn khi thể hiện cảm xúc.
- Co cơ không tự chủ phối hợp với các hoạt động tự chủ điển hình như mép bị kéo khi nhắm mắt.
- Mắc hội chứng nước mắt cá sấu, chảy nước mắt khi ăn.
- Mắt bị viêm kết mạc, giác mạc, lộn mí,…
Liệt dây thần kinh số 7 có tái phát không? Đây cũng luôn là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Phần lớn những người bị liệt dây thần kinh số 7 sẽ phục hồi sau khoảng 2-3 tháng nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên khi không điều trị dứt điểm, các di chứng có thể tái phát. Vì vậy bạn nên theo dõi sức khỏe và có biện pháp ngăn ngừa tình trạng này.
Cách chữa trị liệt dây thần kinh số 7
Như vậy người bị liệt dây thần kinh số 7 có thể phục hồi nhanh nếu được chữa trị đúng cách và kịp thời. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bạn nên có cách điều trị phù hợp:
Biện pháp chăm sóc tại nhà
Những biện pháp chăm sóc tại nhà sẽ giúp bạn đẩy nhanh quá trình hồi phục và ngăn ngừa biến chứng:
- Thực hiện các bài tập liệt dây thần kinh số 7 theo hướng dẫn của bác sĩ để tăng cường sức mạnh cho các cơ vùng mặt.
- Khi mắt không thể nhắm lại bình thường, bạn nên dùng nước mắt nhân tạo và thuốc mỡ tra để giữ ẩm và bảo vệ mắt.
- Đeo kính râm khi ra ngoài trời nắng, sử dụng miếng che mắt vào ban đêm khi ngủ tránh dị vật bay vào giác mạc.
- Chườm khăn ấm lên mặt để giảm đau tạm thời.
- Bổ sung vào chế độ ăn uống các thực phẩm giàu vitamin nhóm B, chất chống oxy hóa và omega-3 như: ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt, rau màu xanh đậm,… Đồng thời hạn chế các món ăn dầu mỡ, đồ uống có cồn, thực phẩm chứa nhiều acid amin arginine gây kích thích và làm suy yếu hệ thần kinh gồm: yến mạch, bột mì, socola,…
- Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng kéo dài.
- Khi ngủ dậy nên ngồi lại trên giường vài phút để cơ thể thích nghi. Điều chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp, không để gió thổi trực tiếp vào mặt
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ tại bệnh viện để phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến dây thần kinh số 7.
Kích thích cơ điện
Các xung điện có tác dụng kích hoạt và làm rung nhóm cơ vùng mặt, nhất là các cơ bị liệt từ lâu. Do đó sử dụng dòng điện nhỏ để kích thích khả năng vận động của cơ mặt là một trong những cách hỗ trợ điều trị liệt dây thần kinh số 7.
Để mang lại hiệu quả và đảm bảo an toàn bạn nên thực hiện phương pháp này tại các phòng khám, bệnh viện uy tín, theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Châm cứu
Châm cứu là liệu pháp chữa trị liệt 7 ngoại biên bằng đông y, không dùng thuốc không gây tác dụng phụ. Thông qua việc sử dụng kim châm chuyên dụng tác động đến các huyệt đạo, phương pháp này có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương dây thần kinh.
Bên cạnh đó châm cứu còn kích thích sản sinh morphine giúp bạn giảm nhanh cơn đau. Đồng thời góp phần ổn định nội tiết, giúp người bệnh điều hòa cảm xúc.
Quá trình trị liệu sẽ luôn đảm bảo an toàn nếu bác sĩ thực hiện đúng quy trình, kim châm được sát trùng kỹ càng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà liệu trình châm cứu cụ thể sẽ khác nhau.
Xoa bóp
Xoa bóp có tác dụng thư giãn, kích thích nhóm cơ mặt vận động từ đó ngăn ngừa biến chứng co thắt do liệt dây thần kinh số 7.
Hiệu quả sẽ tăng lên khi bạn kết hợp xoa bóp với Combo dược liệu chăm sóc liệt 7 ngoại biên. Đây là sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất độc quyền bởi Công ty CP Nhà hát của những giấc mơ Hadoo.
Combo dược liệu này bao gồm 3 lọ tinh dầu chiết xuất từ thảo dược trồng tại núi JiriSan – Hàn Quốc. Do đó bạn hoàn toàn yên tâm về mức độ an toàn và lành tính của sản phẩm.
Cách sử dụng sản phẩm rất đơn giản bạn có thể mua về tiến hành xoa bóp tại nhà. Các cảm giác trên mặt sẽ được cải thiện khi bạn xoa bóp, kéo vuốt và bấm chặt vùng da theo vòng tròn. Tinh dầu thẩm thấu vào bên trong sẽ giúp lưu thông mạch máu vùng mặt, từ đó giảm nhanh cảm giác đau.
Để liên hệ mua hàng quý khách vui lòng gọi đến đường dây nóng: 093.652.5858 chuyên viên tư vấn sẽ nhanh chóng tiếp nhận và hỗ trợ kịp thời.
Sử dụng thuốc
Đối với những người bị liệt dây thần kinh số 7 ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như: thuốc kháng viêm, thuốc giãn mạch và vitamin nhóm B.
Trường hợp bị nhiễm trùng dây thần kinh do virus thì bạn sẽ được kê thêm thuốc kháng virus tăng tốc độ hồi phục. Ngoài ra để giảm cảm giác đau khó chịu, bạn có thể sử dụng paracetamol, ibuprofen,…
Phẫu thuật
Nếu dây thần kinh số 7 bị đứt, giập nát thì bác sĩ sẽ can thiệp bằng phẫu thuật để phục hồi, nối liền. Trường hợp có khối u, áp xe chèn ép dây thần kinh bạn sẽ được chỉ định mổ để loại bỏ nguyên nhân gây tổn thương.
Tuy nhiên phương pháp này ít khi áp dụng vì có nhiều biến chứng xảy ra như: mất thính lực. Nghiêm trọng hơn là tổn thương dây thần kinh mặt vĩnh viễn khiến mí mắt không khép được, cười méo miệng. Do đó phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ điều chỉnh khuôn mặt, nâng chân mày, mí mắt được sử dụng phổ biến hơn.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ, bạn sẽ hiểu rõ về liệt dây thần kinh số 7. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường thì bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm. Một lối sống lành mạnh, ăn uống kết hợp tập luyện khoa học sẽ giúp bạn nhanh chóng hồi phục khả năng vận động cơ mặt.