Tiểu đường thai kỳ và những điều bạn cần biết

Tiểu đường thai kỳ là một trong những loại tiểu đường phổ biến, được chẩn đoán lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai.

Theo một nghiên cứu, cứ 7 người phụ nữ mang thai thì có 1 người gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ. Không chỉ gây nguy hại tới sức khỏe của mẹ, tiểu đường thai kỳ còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

tiểu đường thai kỳ

Trong bài viết dưới đây, Hadoo iHealing sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về tiểu đường thai kỳ.

Mục lục chính

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là loại bệnh tiểu đường được chẩn đoán lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai, và nó thường phát triển ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ.

Loại bệnh này làm lượng đường trong máu tăng cao có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và thai nhi.

Triệu chứng

Điểm đặc biệt ở tiểu đường thai kỳ là nó không gây ra các dấu hiệu đáng chú ý. Các triệu chứng thường rất nhẹ, bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Mờ mắt
  • Tăn khát
  • Đi tiểu quá nhiều
  • Nhiễm trùng nấm men

triệu chứng của tiểu đường thai kỳ

Nguyên nhân

Chưa có một nghiên cứu nào cho biết chính xác lý do tại sao một số phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và số khác thì không.

Insulin – một hormone quan trọng được tạo ra từ tuyến tụy đảm nhiệm chức năng đưa đường huyết đến các tế bào, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tiểu đường thai kỳ có thể do lượng insulin mà cơ thể tạo ra không đủ cung cấp cho cơ thể trong suốt thai kỳ.

Quá trình mang thai, cơ thể bạn trải qua nhiều sự biến đổi khác nhau, các hormone được tạo ra nhiều hơn, chính điều đó khiến các tế bào sử dụng insulin kém hiệu quả hơn.

Tất cả phụ nữ mang thai đều có một số kháng insulin nhẹ, và nếu nó trở nên quá mạnh thì lượng đường trong máu sẽ tăng lên bất thường, điều này có thể gây ra tiểu đường thai kỳ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bạn sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường trong lúc mang bầu nếu bạn:

  • Đã từng bị tiểu đường thai kỳ
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường
  • Bị cao huyết áp
  • Thừa cân trước khi mang thai
  • Tăng cân quá mức bình thường khi đang mang thai
  • Trước đó đã sinh một em bé nặng hơn 4 kg
  • Từng bị sẩy thai không rõ nguyên nhân hoặc thai chết lưu
  • Mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), acanthosis nigricans hoặc các tình trạng khác có liên quan đến kháng insulin

Biến chứng

Nếu như không được điều trị kịp thời, tiểu đường thai kỳ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Ảnh hưởng đối với mẹ

Thai phụ mắc đái tháo thường có thể dẫn tới những biến chứng sau:

  • Cao huyết áp và tiền sản giật: Gây căng thẳng tim và gây tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận.
  • Sinh non: Do mất khả năng kiểm soát glucose, nhiễm trùng tiết niệu.
  • Macrosomia: Nghĩa là em bé nặng hơn mức bình thường, khiến quá trình chuyển dạ và sinh nở gặp nhiều khó khăn và có thể gây tổn thương cho người mẹ.
  • Sảy thai và thai lưu:Tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên.
  • Nhiễm khuẩn niệu: Làm cho glucose huyết tương của thai phụ mất cân bằng.
  • Tăng nguy cơ mắc đái tháo đường trong tương lai.

Biến chứng ảnh hưởng đến thai nhi

Đối với thai nhi, tiểu đường thai kỳ có thể gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thai nhi nhận dinh dưỡng hoàn toàn từ mẹ. Các biến chứng có thể:

  • Thai tăng trưởng quá mức: Do việc tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai làm kích thích tăng năng lượng và phát triển quá mức.
  • Suy hô hấp: Đây là hội chứng gây tử vong hàng đầu ở trẻ khi mẹ mắc tiểu đường trong khi mang thai.
  • Vàng da sơ sinh: Tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương gây vàng da sơ sinh.
  • Ảnh hưởng lâu dài: Tăng khả năng béo phì, khi lớn có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2, rối loạn tâm thần – vận động.

biến chứng của tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán như thế nào?

Ở tuần 24 – 28 của thai kỳ, bác sĩ có thể sàng lọc, chẩn đoán về tình trạng này nếu như bạn có tiền sử bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu bình thường vào đầu thai kỳ.

Kiểm tra một bước

Với bài kiểm tra này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lượng đường trong máu lúc đói:

  • Trước tiên bạn cần uống dung dịch chứa 75g carbohydrate.
  • Sau 1 giờ và 2 giờ, bác sĩ sẽ kiểm tra lại lượng đường trong máu của bạn.

Bác sĩ có thể chẩn đoán bạn bị tiểu đường thai kỳ nếu:

  • Mức đường huyết lúc đói lớn hơn hoặc bằng 92 mg/dL
  • Mức đường huyết trong 1 giờ lớn hơn hoặc bằng 180 mg/dL
  • Mức đường huyết trong 2 giờ lớn hơn hoặc bằng 153 mg/dL

Kiểm tra hai bước

Khác với kiểm tra một bước, bài kiểm tra này bạn sẽ không cần nhịn ăn. Khoảng 1 giờ sau khi bạn uống dung dịch có chứa 50g đường thì tiến hành kiểm tra lượng đường trong máu của bạn.

Nếu như nó dao động trong khoảng 130–140 mg/dL thì bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm thứ hai vào một ngày khác.

Ở lần kiểm tra thứ hai, họ sẽ đo mức đường huyết lúc đói của bạn. Sau khi uống một dung dịch có 100 g đường từ 1, 2, 3 giờ, tiếp tục kiểm tra lượng đường trong máu.

Bạn có thể bị chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ nếu bạn có ít nhất 2 trong số các giá trị sau:

  • Mức đường huyết lúc đói lớn hơn hoặc bằng 95 mg/dL hoặc 105 mg/dL
  • Mức đường huyết trong 1 giờ lớn hơn hoặc bằng 180 mg/dL hoặc 190 mg/dL
  • Mức đường huyết trong 2 giờ lớn hơn hoặc bằng 155 mg/dL hoặc 165 mg/dL
  • Mức đường huyết trong 3 giờ lớn hơn hoặc bằng 140 mg/dL hoặc 145 mg/dL

đo tiểu đường thai kỳ

Điều trị tiểu đường như thế nào?

Đừng quá lo lắng, nếu như bạn xây dựng và duy trì một chế độ ăn lành mạnh, khoa học kết hợp với các bài tập vận động hợp lý thì hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh, hạn chế tối đa các biến chứng cho cả mẹ và bé.

Tiểu đường thai kỳ ăn gì?

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp không những cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé mà còn góp phần kiểm soát đường huyết hiệu quả.

Theo khuyến cáo của những chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, để đảm bảo lượng đường trong máu không tăng lên quá cao, trong ngày nên chia nhỏ thành 3 bữa chính và 1 – 2 bữa ăn phụ.

Nhóm thực phẩm mà thai phụ nên bổ sung bao gồm:

  • Thịt nạc
  • Đậu hũ
  • Yaourt
  • Các loại sữa không béo và không đường
  • Đậu đỗ
  • Gạo lứt
  • Trái cây ít ngọt
  • Củ quả, rau xanh

 Nhóm thực phẩm mà thai phụ nên hạn chế:

  • Thực phẩm gây tăng đường huyết: bánh kẹo, kem, chè, các trái cây ngọt,…
  • Thực phẩm chế biến sẵn: thịt nguội, đồ hộp,…
  • Thực phẩm giàu chất béo gây tăng mỡ máu: lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, đồ chiên xào,…
  • Nước ngọt, rượu bia, cà phê

Đồng thời, việc kiểm soát cân nặng trong thời kỳ mang thai cũng rất quan trọng. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bạn cách cân bằng chế độ ăn:

  • 10 – 20% lượng calo đến từ các nguồn protein (động vật và thực vật)
  • Ít hơn 30% lượng calo đến từ chất béo chưa bão hòa
  • Ít hơn 10% calo đến từ chất béo bão hòa
  • 40% calo còn lại đến từ carbohydrate

dinh dưỡng cho người tiểu đường thai kỳ

Chế độ luyện tập

Việc tập thể dục hàng ngày rất tốt với bà bầu, không chỉ giúp tiêu hao năng lượng dư thừa góp phần quản lý cân nặng mà còn giúp duy trì mức đường huyết ổn định.

Tùy vào thể trạng sức khoẻ của từng thai phụ, mà có thể có những bài tập khác nhau, trung bình duy trì trong khoảng 20-40 phút/ngày và ít nhất 3 ngày/tuần. Và nếu như, duy trì luyện tập mỗi ngày thì sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

bài tập cho người tiểu đường thai kỳ

Một số môn thể thao tốt và thích hợp cho nhiều bà bầu:

  • Đi bộ
  • Yoga
  • Khiêu vũ
  • Bơi lội

Một số câu hỏi thường gặp

Bị đái tháo đường thai kỳ có uống sữa bầu được không?

Việc bổ sung sữa bầu là điều cần thiết, bên cạnh các nhóm thực phẩm thiết yếu hàng ngày.

Thai phụ cần bổ sung 400-600ml sữa mỗi ngày. Tuy nhiên với mẹ bầu bị đái tháo đường, nên cân nhắc lựa chọn loại sữa không đường để tránh tăng đường huyết.

Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?

Thai phụ hoàn toàn có thể sinh thường ngay cả khi đang bị đái tháo đường thai kỳ, nếu như cân nặng của thai nhi không quá lớn (<4kg), đồng thời sức khoẻ của mẹ và bé đều ổn định.

Tiểu đường thai kỳ có thể ngăn ngừa hay không?

Không thể ngăn ngừa một cách hoàn toàn căn bệnh này, tuy nhiên khi áp dụng các thói quen tốt cho sức khoẻ thì có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh.

Hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và tập thể dục thường xuyên!

Tại Hadoo iHealing, chúng tôi hướng tới một mô hình chăm sóc sức khỏe chủ động, biến mỗi cá nhân đều có thể trở thành một bác sĩ tự chăm sóc sức khỏe khi còn khỏe mạnh và giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường và một số bệnh khác.

Hi vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã có cái nhìn chân thực hơn về tiểu đường thai kỳ. Từ đó có những biện pháp để phòng ngừa và điều trị kịp thời, hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *