Cảm lạnh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Cảm lạnh là một trong những bệnh liên quan đến đường hô hấp phổ biến nhất ở khu vực miền Bắc nước ta. Chúng thường xuất hiện vào các thời điểm giao mùa, khi thời tiết có sự thay đổi thất thường mưa nắng đột ngột.

Vậy thực tế cảm lạnh là loại bệnh gì? Dưới đây hãy cùng Hadoo tìm hiểu về chúng để có những sự chuẩn bị kỹ càng cho thời điểm giao mùa thu và mùa đông sắp tới nhé!

Cảm lạnh

Mục lục chính

Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh có thể xuất hiện có tất cả mọi người trong đó đặc biệt là các em nhỏ và người cao tuổi. Đây là một loại bệnh do bị nhiễm virus đường hô hấp gây ra. Tuy mức độ phát bệnh không quá nặng nhưng chúng vẫn tạo cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng cho người bệnh.

Bệnh thường dễ xuất hiện khi thay đổi thời tiết một cách đột ngột hay gặp các cơn mưa lạnh. Bởi lúc này sức đề kháng yếu tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và phát triển. 

Dấu hiệu nhận biết

Khi cơ thể nhiễm virus từ 1-3 ngày các triệu chứng của bệnh cảm lạnh sẽ dần xuất hiện. Mặc dù vậy do thể trạng mỗi người một khác nhau nên biểu hiện cũng sẽ có sự khác biệt:

  • Bị cảm lạnh kèm theo bệnh về viêm họng.
  • Cảm lạnh, nghẹt hoặc sổ mũi.
  • Ho, đau đầu, hắt xì, cơ thể mệt mỏi, đau nhức thậm chí là sốt nhẹ,…

Cảm lạnh là gì?

  • Ngoài ra bệnh còn khiến mọi người cảm thấy có áp lực trong tai và mặt, sưng nề hạch bạch huyết, mất vị giác tạm thời, chảy nước mắt, có thể khó thở…
  • Triệu chứng của bệnh cảm lạnh sẽ kéo dài trong khoảng từ 3-7 ngày. Đặc biệt ở 3 ngày đầu sẽ có nguy cơ lây nhiễm cho người khác ở mức cao nhất.

Phân biệt cảm lạnh với cảm cúm

Do cảm lạnh và cảm cúm đều có triệu chứng bệnh tương đối giống nhau nên không ít người bị hiểu nhầm. Tuy vậy hai tình trạng này hoàn toàn khác biệt về cả nguồn gây bệnh và những ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe.

Cụ thể, cảm lạnh xuất hiện do nhiễm các loại virus thuộc chủng Rhinovirus, hoặc Enterovirus. Còn cảm cúm lại bắt nguồn từ các loại virus cúm A hay B.

Đối với các bệnh nhân cảm lạnh chỉ tác động đến một số cơ quan như xoang, mũi hoặc họng, đông thời kèm theo đó là các triệu chứng thể nhẹ có thể tự khỏi chỉ sau khoảng một tuần. Tuy nhiên, bệnh cúm lại có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe như xoang, nhiễm trùng tai, viêm phổi nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng máu nếu không được phát hiện điều trị kịp thời…

Những nguyên nhân gây cảm lạnh

Thực tế mặc dù có rất nhiều loại virus có thể gây ra cảm lạnh, nhưng Rhinovirus chính là thủ phạm phổ biến nhất. Chúng được lây lan qua đường miệng, mắt hoặc mũi từ các giọt nhỏ bắn trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.

Dấu hiệu nhận biết cảm lạnh

Bên cạnh đó nó cũng lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với tay người bị cảm lạnh hay dùng chung các vật dụng bị ô nhiễm như: Đồ dùng, điện thoại khăn tắm, đồ chơi,… Sau khi tiếp xúc nếu nếu bạn chạm vào mắt, mũi hoặc miệng thì nguy cơ bạn nhiễm cảm lạnh sẽ ở mức cao.

Ai dễ bị cảm lạnh?

Cảm lạnh có thể mắc ở mọi lứa tuổi nếu như không được chăm sóc và bảo vệ kỹ. Đặc biệt nhóm đối tượng sau sẽ dễ mắc hơn cả:

  • Trẻ em dưới 6 tuổi vô cùng dễ bị cảm lạnh khi chức năng miễn dịch chưa hoàn thiện.
  • Người có hệ miễn dịch kém, bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, hệ miễn dịch bị suy yếu dễ bị cảm lạnh.
  • Nhiệt độ thay đổi trong mùa mưa, mùa thu và mùa đông dễ làm trẻ em và người già bị nhiễm cảm lạnh nhất.
  • Thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Những nguyên nhân gây cảm lạnh

Cách phòng ngừa

Nhằm phòng ngừa được bệnh cảm lạnh tốt trong những thời điểm chuyển mùa, Hadoo gửi đến bạn một vài bí kíp phòng ngừa như:

  • Thường xuyên rửa tay bằng nước rửa tay hoặc xà phòng diệt khuẩn.
  • Khử trùng các vật dụng vệ sinh, mặt bàn, đồ dùng, đồ chơi…
  • Dùng khăn giấy để che miệng khi ho hoặc hắt hơi và hạn chế việc dùng chung đồ với người bị bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bị bệnh.
  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân, súc họng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường bổ sung vitamin.
  • Tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và uống nhiều nước…
  • Kiểm soát tâm lý hạn chế stress cũng giúp bạn phòng bệnh hiệu quả.

Cách khắc phục khi bị cảm lạnh

Cảm lạnh không quá nguy hiểm nên bạn có thể tự điều trị cảm lạnh tại nhà. Chỉ sau 1 đến 2 tuần cơ thể của bạn sẽ trở nên tốt hơn.

Những việc bạn nên làm để chữa và khắc phục tình trạng cảm lạnh như:

Cách phòng ngừa cảm lạnh

  • Giữ ấm cho cơ thể.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Uống nhiều nước để tránh mất nước.
  • Súc miệng với nước muối hỗ trợ làm dịu cơn đau họng.
  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý giảm tình trạng nghẹt mũi
  • Cố gắng nghỉ ngơi tránh tiếp xúc với người khác hạn chế lây bệnh.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng thuốc để hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh. 

Thực tế hiện nay, vẫn chưa có loại thuốc nào giúp tiêu diệt các virus gây bệnh cảm lạnh. Bởi hầu hết các loại thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.

Trên đây là những thông tin về cảm lạnh mà Hadoo muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng bạn sẽ có thêm kiến thức để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của chính mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *