Nhận biết sớm dấu hiệu bướu cổ ở trẻ em và cách điều trị

Bướu cổ không chỉ là căn bệnh thường gặp ở người lớn mà trẻ em cũng là đối tượng dễ mắc phải. Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết bướu cổ ở trẻ em và cách điều trị là gì.

Mọi thắc mắc về bệnh lý này sẽ được Hadoo giải đáp qua bài viết dưới đây. Cha mẹ hãy theo dõi để kịp thời phát hiện và điều trị đúng cách cho con nhé.

Mục lục chính

Bệnh bướu cổ ở trẻ em là gì?

Trẻ em là nhóm đối tượng có nhu cầu hormone tuyến giáp cao. Do đó chỉ cần thiếu một lượng iod dù nhỏ nhưng cũng khiến quá trình tổng hợp hormone bị chậm trễ gây bướu cổ.

Các bé nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với bé nam, nhất là ở tuổi dậy thì. Phần lớn trẻ em thường mắc phải dạng bướu cổ đơn thuần, lành tính.

Đây là bệnh có liên quan đến khả năng hoạt động của tuyến giáp. Một tuyến nội tiết có tác dụng tạo ra hormone, điều hòa quá trình trao đổi chất, đồng thời tham gia vào việc điều chỉnh tốc độ sử dụng năng lượng của tế bào.

Khi tuyến giáp bị rối loạn khả năng tổng hợp hormone thì quá trình điều hòa nội môi trong cơ thể trẻ sẽ bị ảnh hưởng theo. Lúc này chúng phải làm việc quá sức nên các tế bào sẽ phát triển hơn về kích thước, làm xuất hiện các triệu chứng bất thường ở vùng cổ và các cơ quan xung quanh đó.

bướu cổ ở trẻ em
Hình ảnh: Thiếu iod có thể khiến quá trình tổng hợp hormone bị chậm trễ

Bướu cổ ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra. Chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt không hợp lý,… đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Do đó, bố mẹ nên chăm sóc và quan tâm đến trẻ nhiều hơn:

  • Iod là thành phần không thể thiếu giúp tuyến giáp thực hiện tổng hợp hormone. Khi không được cung cấp đủ, chúng sẽ phải tự huy động iod trong cơ thể, dẫn đến làm phình tế bào giáp, gây bướu cổ.
  • Trong nước uống của trẻ tồn tại một số chất có độ cứng cao, điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp hormone của tuyến giáp.
  • Chế độ ăn uống của trẻ không hợp lý, chứa nhiều chất kháng giáp có trong một số loại thực phẩm như: măng, sắn, các loại rau họ cải,…
  • Do di truyền, người mẹ mắc bệnh truyền qua nhau thai các kháng thể, chất gây cản trở hấp thu iod, khiến trẻ bị bướu cổ bẩm sinh.
  • Tác dụng phụ của một số loại muối Lithium trong điều trị tâm thần, thuốc trị thấp khớp, thuốc trị hen,… cũng làm rối loạn quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp ở trẻ.
thiếu iod gây bướu cổ ở trẻ em
Hình ảnh: Một trong những nguyên nhân gây ra bướu cổ ở trẻ là thiếu iod

Dấu hiệu bướu cổ ở trẻ em

Ở giai đoạn đầu, bướu cổ ở trẻ em thường không có triệu chứng rõ ràng. Do đó bố mẹ rất khó để nhận biết được bệnh, chỉ đến khi vùng cổ xuất hiện khối bướu sưng to thì mới phát hiện ra.

Tuy nhiên, lúc này bệnh đã tiến triển nặng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy một số triệu chứng bướu cổ ở trẻ em dưới đây sẽ giúp bố mẹ phát hiện bệnh sớm:

Chậm phát triển trí tuệ

Ngoài việc hỗ trợ tuyến giáp tổng hợp hormone thì iod còn tham gia vào quá trình phát triển hệ thần kinh. Do đó khi cơ thể thiếu nguyên tố vi lượng này trẻ sẽ trở nên kém thông minh so với những bạn cùng trang lứa. Biểu hiện mà bố mẹ có thể nhận biết được là trẻ nhanh quên, trí nhớ sa sút.

thiếu iod có thể khiến trẻ kém thông minh
Hình ảnh: Cơ thể thiếu iod có thể khiến trẻ kém thông minh so với những bạn cùng trang lứa

Sức khỏe suy giảm

Dấu hiệu bướu cổ ở trẻ em mà bố mẹ không nên bỏ qua là tình trạng mệt mỏi, sức khỏe suy yếu do iod làm cản trở đến quá trình trao đổi chất và năng lượng trong cơ thể. Vì vậy trẻ sẽ ngày càng trở nên xanh xao, tóc gãy rụng và thường bị rối loạn tiêu hóa.

Vùng cổ sưng to

Ở những trẻ mới mắc bệnh thì bố mẹ khó phát hiện bướu giáp. Nhưng khi bệnh tiến triển, khối bướu tăng dần về kích thước thì lúc này bố mẹ sẽ thấy vùng cổ của trẻ sưng lên, cứng và bành rộng sang hai bên.

Nghiêm trọng hơn, khối bướu quá lớn làm chèn ép thực quản, khí quản khiến trẻ gặp khó khăn trong ăn uống, ngủ nghỉ. Nếu để kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt, học tập của trẻ.

Đau họng

Nếu con yêu của bạn thường xuyên gặp phải tình trạng đau họng, khó chịu ở cổ thì có thể đây là triệu chứng cảnh báo bướu cổ. Do đó, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám ngay từ đầu.

tình trạng khó chịu ở cổ
Hình ảnh: Nếu con yêu của bạn thường xuyên gặp phải tình trạng đau họng, khó chịu ở cổ thì có thể đây là triệu chứng cảnh báo bướu cổ

Thay đổi giọng nói

Khi mắc bệnh, giọng nói của trẻ sẽ có sự thay đổi từ cao chuyển sang khàn đặc. Nguyên nhân là do khối bướu to chèn ép dây thanh quản.

Thường xuyên căng thẳng

Nhiều bố mẹ vẫn chưa thực sự hay biết, rối loạn cảm xúc là triệu chứng bướu cổ ở trẻ em. Khi mắc bệnh trẻ thường dễ kích động, hồi hộp, tay chân run rẩy đổ nhiều mồ hôi. Thậm chí ở một số trẻ còn xuất hiện tình trạng đánh trống ngực, hay cơn đau thắt thoáng qua.

Cách điều trị bướu cổ ở trẻ em

Bướu cổ ở trẻ em chủ yếu lành tính nên khả năng chữa trị hoàn toàn cao, do đó việc phát hiện dấu hiệu để kịp thời can thiệp là rất quan trọng.

Tùy thuộc vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe của trẻ mà bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp như:

Bài thuốc dân gian

Đối với những trẻ mới mắc bệnh, bố mẹ có thể áp dụng các bài thuốc dân gian nhằm ngăn ngừa biến chứng do bướu cổ gây ra.

Các thảo dược đều có nguồn gốc từ tự nhiên, không dẫn đến tác dụng phụ nên bố mẹ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng cho trẻ. Điển hình là các bài thuốc dân gian dưới đây:

Cây xạ đen

Trong cây xạ đen chứa nhiều chất chống oxy hóa – fanavolnoid tốt cho trẻ bị bướu cổ. Không chỉ vậy, saponin triterbenoid còn là thành phần có tác dụng kháng viêm chống nhiễm trùng.

Do đó, bố mẹ có thể dùng 100g xạ đen đun với 750ml và chắt lấy nước cho trẻ uống.

Hải tảo

Hải tảo chứa nhiều iod, có tác dụng làm mềm khối bướu, do đó bố mẹ nên dùng 50g thảo dược này nấu chung với gạo tẻ và cho trẻ ăn ngay khi còn ấm.

món ăn từ hải tảo
Hình ảnh: Món ăn từ hải tảo tốt cho trẻ bị bướu cổ

Sử dụng combo dược liệu chăm sóc bướu cổ

Bên cạnh các bài thuốc dân gian, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm combo dược liệu chăm sóc bướu cổ cho trẻ. Đây là một sản phẩm bảo vệ sức khỏe do Công ty cổ phần Nhà hát của những giấc mơ Hadoo nghiên cứu, sản xuất.

Được bào chế dưới dạng tinh dầu và chiết ra từng chai nhỏ tiện lợi, bộ sản phẩm chăm sóc được dùng dưới hình thức xoa bóp, thải độc hệ bạch huyết giúp trẻ giảm thiểu nhanh chóng các tình trạng khó chịu.

Đặc biệt, với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, trong quá trình sử dụng sản phẩm, đảm bảo an toàn cho bé yêu. Do đó, bố mẹ có thể đặt mua về cho trẻ dùng ngay tại nhà, vừa tiện lợi vừa tiết kiệm thời gian so với các bài thuốc dân gian cần đun nấu phức tạp.

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm, Quý vị có thể gọi đến hotline: 093.652.5858 để được hỗ trợ.

Tham khảo thêm tại: http://hadoo.vn/san-pham/combo-duoc-lieu-cham-soc-buou-co/

Sử dụng thuốc

Ở một số trường hợp, để giảm thiểu tình trạng rối loạn hormone tuyến giáp, bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ uống một số loại thuốc để cân bằng lại nồng độ như: Propylthiouracil (PTU), Methimazole,…

Trong quá trình dùng, bố mẹ không nên tự ý thay đổi liều lượng. Để kiểm tra hiệu quả của thuốc, bố mẹ nên đưa trẻ tái khám định kỳ.

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp thu nhỏ kích thước bướu, giảm thiểu tình trạng: khó thở, khó nuốt,… xảy ra. Mặc dù mang lại hiệu quả nhưng chi phí thực hiện phương pháp này khá cao, do đó bố mẹ nên cân nhắc và trao đổi với bác sĩ.

Phẫu thuật

Nếu đã áp dụng các biện pháp bảo tồn nhưng triệu chứng bướu cổ ở trẻ em vẫn không thuyên giảm, thì bác sĩ sẽ chỉ định trẻ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp.

Tùy vào tình trạng bệnh mà sau khi thực hiện xong, trẻ cần bổ sung hormone suốt khoảng thời gian còn lại.

phương pháp phẫu thuật
Hình ảnh: Nếu đã áp dụng biện pháp bảo tồn nhưng triệu chứng bướu cổ ở trẻ em vẫn không thuyên giảm thì bác sĩ sẽ cân nhắc biện pháp phẫu thuật

Bướu cổ ở trẻ em thường lành tính, tuy nhiên bố mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám sớm để chẩn đoán trình trạng và kịp thời điều trị. Qua đó hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe và trí tuệ của bé về sau.

Ngoài ra, để chủ động phòng ngừa, các bậc phụ huynh nên chú ý bổ sung đầy đủ muối iod, loại bỏ thực phẩm kháng giáp ra khỏi chế độ ăn của trẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *