Các bệnh lý về xương khớp đang ngày càng phổ biến, đặc biệt là triệu chứng đau nhức ở vùng cổ vai gáy. Vậy đau cổ vai gáy là bệnh gì và có nguy hiểm không? Mời quý bạn đọc cùng Hadoo iHealing tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục chính
Đau mỏi cổ vai gáy là bệnh gì?
Đau cổ vai gáy là bệnh lý về xương khớp có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất là trong và sau giai đoạn trung niên.
Đây là hệ quả của quá trình sinh hoạt không lành mạnh dẫn đến hệ thống cơ xương khớp, mao mạch phần vai gáy bị rối loạn.
Trong giai đoạn đầu, mức độ đau nhức không nghiêm trọng và có xu hướng thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định có thể dẫn đến xơ cứng xương khớp.
Cơn đau nhức vùng vai gáy thường tái phát đột ngột, đặc biệt là vào buổi sáng khi mới ngủ dậy hay làm việc quá sức, khiêng vác vật nặng, tinh thần căng thẳng,…
Phân loại đau mỏi cổ vai gáy
Bệnh đau vai gáy có thể phân thành hai nhóm như sau:
Đau vai gáy cấp tính
Người bệnh thuộc nhóm này thường có thời gian phục hồi nhanh, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sinh hoạt không lành mạnh, ngủ sai tư thế. Nhiều trường hợp, bệnh sẽ tự thuyên giảm sau vài ngày ngay cả khi không áp dụng phác đồ điều trị.
Đau vai gáy mạn tính
Bệnh nhân đau cổ vai gáy khi bước sang giai đoạn mãn tính thường khó điều trị và có nguy cơ tái phát cao. Mức độ đau nhức cũng trở nên nghiêm trọng hơn nếu không sớm có biện pháp can thiệp. Trong một số trường hợp, cơn đau nhức lây lan sang các vùng lân cận gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.
Nguyên nhân gây đau mỏi cổ vai gáy
Theo các chuyên gia về cơ xương khớp có hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến đau cổ vai gáy, bao gồm:
Nằm ngủ sai tư thế
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến đau nhức phần cổ và vai gáy. Hầu hết khi thăm khám nhóm bệnh nhân này đều có thói quen gối cao đầu khi ngủ, ngủ gục trên bàn, nằm nghiêng ngủ trong thời gian dài,…
Bệnh lý xuất phát từ nguyên nhân này có thể không gây đau nhức nghiêm trọng khi mới hình thành dẫn đến việc chủ quan, kéo dài thời gian điều trị.
Lâu dần khi các cơ bị chèn ép liên tục khiến máu không thể lưu thông lên não có thể khiến tình trạng chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này có thể hình thành nên nhiều biến chứng nguy hiểm, đối diện với nguy cơ suy giảm chức năng khớp cổ, não bộ.
Trúng gió gây đau cổ vai gáy
Một trong những nguyên nhân gây đau mỏi vai gáy khá phổ biến nhưng ít được chú ý đó là bị trúng gió. Tình trạng này xuất hiện ở những người có thói quen ngủ để quạt, điều hòa thốc thẳng vào mặt, hoặc mở cửa sổ cả đêm để gió lùa trực tiếp vào phòng,…
Trong trường hợp nhẹ, cơn đau nhức mỏi cổ vai gáy có thể nhanh chóng biến mất khi được nghỉ ngơi ở môi trường thích hợp. Tuy nhiên không ít người do thể trạng yếu phải đối diện với nguy cơ méo miệng, đột quỵ đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Yếu tố tuổi tác
Như đã đề cập bệnh có thể bộc phát ở mọi độ tuổi nhưng phổ biến nhất là giai đoạn qua tuổi trung niên. Thực tiễn thăm khám cho thấy phần lớn người cao tuổi đều có nguy cơ đối diện với bệnh lý về xương khớp, trong đó bao gồm đau nhức cổ vai gáy.
Phác đồ điều trị ở nhóm bệnh nhân này cũng gặp nhiều khó khăn do quá trình phục hồi diễn ra chậm hoặc các cơ vùng cổ, vai gáy bị lão hóa không thể phục hồi.
Ít vận động hoặc vận động nặng
Triệu chứng đau nhức xương khớp còn xuất hiện phổ biến ở nhóm người có thói quen ít vận động hay do tính chất công việc phải ngồi quá lâu như nhân viên văn phòng, tài xế lái xe,…
Lâu dần bệnh có thể trở nặng gây thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Do biến chứng từ những bệnh lý khác
Ngoài một số nguyên nhân nêu trên, triệu chứng đau mỏi cổ vai gáy còn có thể xuất hiện do di chứng từ những bệnh lý như:
Thoái hóa đốt sống cổ: bệnh tiến triển đến một giai đoạn nhất định sẽ hình thành nên những gai xương. Chúng gây chèn ép vào hệ thống các dây thần kinh vùng cổ, vai gáy dẫn đến triệu chứng đau nhức, mệt mỏi.
Rối loạn chức năng thần kinh: khi lối sống không khoa học diễn ra một cách thường xuyên gây kéo giãn các dây thần kinh vùng cổ sẽ làm xuất hiện triệu chứng đau mỏi cổ vai gáy. Bên cạnh triệu chứng đau nhức vùng cổ, người bệnh còn bị mất ngủ, giảm khả năng tập trung,…
Vôi hóa cột sống: canxi lắng đọng lâu ngày sẽ dẫn đến vôi hóa cột sống cổ. Những chồi xương bị vôi hóa phát triển và gây chèn ép rễ thần kinh dẫn đến đau nhức, vận động khó khăn cho người bệnh.
Viêm bao khớp vai: dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của bệnh lý này đó là một bên khớp vai bị đau nhức, đặc biệt là khi trời trở lạnh, nằm nghiêng ngủ. Lâu dần bệnh có thể lan rộng sang cánh tay gây khó khăn cho việc cử động.
Rối loạn khớp bả vai lồng ngực: khi ngồi quá lâu một chỗ trong nhiều giờ liên tục có thể khiến các cơ bị căng quá mức, đây đau đớn vùng vai gáy. Bệnh lý này phổ biến ở những người là việc tại văn phòng, lái xe,…
Như vậy có thể thấy đau nhức cổ vai gáy phần lớn xuất phát từ thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Do đó người bệnh có thể dễ dàng khắc phục và chấm dứt cơn đau nhức nếu sớm xác định chính xác nguyên nhân và có hướng khắc phục, điều trị phù hợp.
Đau mỏi cổ vai gáy có nguy hiểm không?
Đau cổ vai gáy có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Trong trường hợp xuất phát do thói quen sống thì các cơn đau nhức sẽ không nghiêm trọng và có thể thuyên giảm thiểu nếu can thiệp đúng cách.
Tuy nhiên nếu đau cổ vai gáy hình thành do bệnh lý xương khớp khác hay do trúng gió thì khả năng đe dọa đến sức khỏe, tính mạng là rất lớn.
Những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân đau mỏi cổ vai gáy bao gồm:
- Tinh thần uể oải, mất ngủ, kém tập trung khi làm việc.
- Máu khó lưu thông lên não dẫn đến rối loạn tiền đình.
- Hệ thống dây thần kinh và tủy sống vùng cổ bị chèn ép.
- Bệnh lan rộng gây tổn thương phần dây thần kinh cánh tay.
- Phần khớp cổ, vai có thể bị rối loạn cảm giác.
- Cột sống bị biến dạng.
- Lâu dần gây tàn phế, teo cơ, bại liệt,…
Chẩn đoán và điều trị đau mỏi cổ vai gáy
Mọi biểu hiện bất thường trong cơ thể đều có thể là dấu hiệu cảnh báo sự suy giảm sức khỏe. Do đó, cần tránh chủ quan, kéo dài gây nên nhiều biến chứng nguy hại.
Phương pháp chẩn đoán đau mỏi cổ vai gáy
Sự phát triển của nền y học hiện đại đã cho ra đời nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh lý về xương khớp cho kết quả chính xác cao như:
- Chụp X-quang: Hình ảnh chụp X-quang giúp phát hiện những khe hẹp ở giữa 2 đốt sống hoặc các khối u nếu có.
- Chụp CT: Đây là cách để xem xét tình trạng lớp cắt ngang các chi tiết bên trong cổ vai gáy.
- Chụp cộng hưởng từ: Giúp sớm phát hiện tổn thương ở tủy sống, dây chằng,…
- Chụp tủy sống: Phương pháp này có thể thay thế cho kỹ thuật chụp cộng hưởng từ.
Phương pháp điều trị bệnh phổ biến nhất
Tùy theo nguyên nhân và mức độ đau nhức, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp:
Bệnh nhân đau ở mức độ nhẹ
Khi triệu chứng mới xuất hiện, quá trình điều trị đơn giản và có thể không cần sự can thiệp của thuốc. Người bệnh lưu ý một số vấn đề sau:
- Không nên cố gắng cử động vùng cổ đang đau nhức.
- Tránh việc ngồi trực tiếp trước điều hòa, quạt máy hay hướng gió.
- Sử dụng đá lạnh hoặc nước ấm để chườm tại vị trí đau nhức.
- Xoa bóp nhẹ nhàng vùng vai gáy để kích thích lưu thông máu.
- Tránh tuyệt đối việc tắm bằng nước lạnh.
Bệnh nhân đau dữ dội kéo dài
Khi các cơn đau nhức phần gáy cổ bắt đầu xuất hiện một cách thường xuyên và dữ dội hơn, người bệnh cần chú trọng việc thăm khám và điều trị.
Căn cứ vào tình trạng và tiền sử bệnh lý, bác sĩ có thể sẽ kê đơn một số nhóm thuốc sau:
- Thuốc giảm đau, chống viêm: Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac,….
- Miếng dán Salonpas có chứa hoạt chất thấm viêm Non-steroid.
- Thuốc có chức năng giãn cơ Decontractyl.
- Thuốc hỗ trợ tăng dẫn truyền thần kinh như Vitamin B1, B6, B12.
Trong trường hợp bệnh trở nặng gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, biện pháp điều trị cần nặng tay hơn như:
- Châm cứu để điều hòa hoạt động dây thần kinh.
- Sử dụng thuốc ức chế dẫn truyền dây thần kinh như: Lidocaine, Novocain,…
- Phẫu thuật khi bệnh tiến triển nghiêm trọng, hệ thống dây thần kinh vùng cổ bị ép khiến máu không thể lưu thông.
- Ngoài những phương pháp điều trị trên, để nhanh chóng chấm dứt cơn đau nhức, người bệnh nên tham khảo sử dụng thêm một số sản phẩm có lợi cho xương khớp.
Một số phương pháp hỗ trợ điều trị đau mỏi cổ vai gáy
Để đẩy nhanh quá trình điều trị, người bệnh đau mỏi vai gáy có thể tham khảo một số phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà như:
Sử dụng bài thuốc đông y
Theo đông y, tổn thương kinh lạc và lưu thông khí huyết bị cản trở là hai nguyên nhân chính gây đau mỏi cổ vai gáy. Một số toa thuốc đông y thường được kê như:
- Bài thuốc 1: Can khương, thương truật, cam thảo, phục linh, quế chi, xuyên khung, ý dĩ.
- Bài thuốc 2: Khương hoạt, độc hoạt, quế chi, xuyên khung, tần giao, chích cam thảo, nhũ hương, đương quy, cành dâu, mộc hướng.
- Bài thuốc 3: Thục địa, đương quy, ngưu tất, tục đoạn, thanh bì, ngũ gia bì, sơn thù, bạch linh, đỗ trọng.
Xoa bóp bấm huyệt
Đây là một trong những cách giúp kiểm soát những cơn đau vai gáy hiệu quả nhất. Xoa bóp bấm huyệt tác động lực trực tiếp lên bề mặt da, cơ, mạch máu. Từ đó hỗ trợ đã thông kinh mạnh, kích thích khí huyết lưu thông.
Xoa bóp bấm huyệt là kỹ thuật hỗ trợ điều trị đau mỏi cổ vai gáy hiệu quả, cho kết quả nhanh và ít rủi ro. Tuy nhiên, nếu bệnh có chuyển biến xấu, cần tham khảo và lắng nghe chỉ định của y bác sĩ.
Sử dụng tinh dầu Bosalson
Hadoo iHealing từ hào là một trong những đơn vị tiên phong và đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực làm đẹp, chăm sóc sức khỏe. Trong đó, combo dược liệu Bosalson với công dụng kích thích lưu thông máu, kiểm soát và giảm nhanh các cơn đau mỏi cổ vai gáy đang là sản phẩm được nhiều người tin dùng.
Sản phẩm đã qua kiểm duyệt và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh, cam kết mang lại hiệu quả và bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
Cách sử dụng sản phẩm cũng rất đơn giản, người bệnh có thể lấy một lượng tinh dầu vừa đủ ra lòng bàn tay và tiến hành xoa bóp, kết hợp với phương pháp bấm huyệt đã đề cập ở trên để nâng cao hiệu quả.
Biện pháp phòng ngừa đau mỏi cổ vai gáy
Để hạn chế tối đa những cơn đau nhức vùng cổ vai gáy và nguy cơ hình thành bệnh lý xương khớp mạn tính, cần lưu ý một số vấn đề cơ bản như sau:
- Có kế hoạch tập luyện thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày với những bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe.
- Xây dựng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, cần tránh lao động nặng hay khuân vác các vận nặng.
- Đối với nhân viên văn phòng, nên có khoảng thời gian vận động, giải lao sau khoảng mỗi giờ làm việc.
- Nên duy trì tư thế làm việc đúng, giữ cho cổ thẳng đứng, không cúi thấp quá lâu.
- Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng có lợi cho xương khớp như: canxi, vitamin B, A, kali,…
- Tránh những thói quen có nguy cơ gây bộc phát bệnh như: ngủ sai tư thế, ngủ trực tiếp dưới gió, điều hòa,…
- Khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường tại vùng vai gáy, cần sớm thực hiện thăm khám, kiểm tra tại những cơ sở uy tín.
Chứng đau cổ vai gáy sẽ nhanh chóng thuyên giảm và biến mất nếu được điều trị đúng cách, kịp thời. Vì vậy nếu có dấu hiệu nghi ngờ bạn nên tiến hành thăm khám và can thiệp sớm để nâng cao hiệu quả chữa trị.