Đau dây thần kinh tọa: Tìm hiểu nguyên nhân để điều trị hiệu quả

Đau dây thần kinh tọa là căn bệnh phổ biến, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng vận động. Vậy đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không, làm cách nào để chữa khỏi. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này.

Mục lục chính

Đau dây thần kinh tọa là gì?

Dây thần kinh tọa nằm dọc hai bên cơ thể, kéo dài từ dưới thắt lưng đến các ngón chân, chúng đảm nhiệm chức năng quan trọng trong chi phối vận động và cảm giác của chi dưới. Vậy đau dây thần kinh tọa là gì? Khi mắc bệnh bạn sẽ phải chịu những cơn đau âm ỉ tùy thuộc vào vị trí tổn thương dây thần kinh.

Cơn đau xuất phát từ cột sống thắt lưng thường tăng lên khi bạn thay đổi tư thế và lan ra ngoài mặt đùi, đến cẳng chân, mắt cá,… Bệnh chủ yếu xảy ra ở những người trung niên, người lao động mang vác nặng nề nhưng hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa.

Đau dây thần kinh tọa
Hình ảnh: Khi mắc bệnh bạn sẽ phải chịu những cơn đau âm ỉ tùy thuộc vào vị trí tổn thương của dây thần kinh tọa

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa

Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh nhằm đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành phân loại nguyên nhân gây đau thần kinh tọa theo hai nhóm: do bệnh lý và không bệnh lý. Cụ thể:

Nguyên nhân không bệnh lý

Các chấn thương, tai nạn ảnh hưởng đến vùng thắt lưng, nếu không điều trị dứt điểm sẽ là nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh tọa. Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị gãy xương chậu, gãy xương cột sống,…

Bởi vì những va chạm, tác động mạnh đã làm tổn thương rễ dây thần kinh, khiến khả năng vận động của bạn sẽ trở nên kém linh hoạt.

Nguyên nhân bệnh lý

Những bệnh lý thường gặp dưới đây có thể là nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa, điển hình như:

Thoát vị đĩa đệm

Khi rời khỏi vị trí ban đầu, các đĩa đệm sẽ đâm ra ngoài và gây chèn ép dây thần kinh tọa vùng cột sống. Vì vậy những người mắc thoát vị đĩa đệm sẽ có nguy cơ gánh chịu những cơn đau thần kinh tọa. Nếu mức độ thoát vị càng tiến triển nặng thì khả năng vận động của người bệnh càng bị ảnh hưởng nặng nề.

Thoái hóa cột sống

Người mắc bệnh thoái hóa cột sống luôn gặp phải tình trạng biến dạng cột sống, hình thành gai cột sống,… Được biết tình trạng này tác động và gây tổn thương lên dây thần kinh tọa, do đó người bệnh sẽ có biểu hiện đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng vận động và làm việc.

Thoái hóa cột sống
Hình ảnh: Thoái hóa cột sống tác động trực tiếp lên rễ dây thần kinh tọa, gây ra các cơn đau nhức, ảnh hưởng đến khả năng vận động

Trượt đốt sống

Đốt sống trượt ra khỏi vị trí, đâm vào các dây thần kinh trong đó có dây thần kinh tọa gây đau âm ỉ. Nếu càng để kéo dài cơn đau sẽ trở nên dữ dội vì đốt sống ngày càng trượt ra xa hơn.

Viêm đốt sống

Viêm đốt sống kéo dài cũng gây chèn ép dây thần kinh tọa, do đó người bệnh sẽ gặp phải các cơn đau tại vùng thắt lưng, hông. Ngoài ra, người bệnh còn có nguy cơ bị hẹp ống cột sống, hội chứng chùm đuôi ngựa,… ảnh hưởng đến sức khỏe.

Viêm đốt sống
Hình ảnh: Viêm đốt sống kéo dài cũng gây chèn ép dây thần kinh tọa, do đó người bệnh sẽ gặp phải các cơn đau tại vùng thắt lưng, hông

Nhiễm trùng đốt sống

Nhiễm trùng đốt sống là căn bệnh do vi khuẩn lao và tụ cầu gây ra, khiến dây thần kinh, khối cơ xung quanh bị tổn thương. Đồng thời tình trạng này cũng làm tổn thương dây thần kinh tọa, dẫn đến các cơn đau nhức, sưng viêm khó chịu.

Yếu tố làm tăng nguy cơ đau dây thần kinh tọa

Ngoài những nguyên nhân trên thì các yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ bị đau thần kinh tọa và dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng:

  • Tuổi tác: Ở những người cao tuổi, tình trạng thoái hóa hình thành gai cột sống chèn ép dây thần kinh tọa diễn ra ngày càng nhanh.
  • Đặc thù công việc: Những người thường xuyên mang vác nặng, hoặc ngồi lâu ở một vị trí ít vận động như: nhân viên văn phòng, lái xe,… cũng khiến đĩa đệm tổn thương và gây đau thần kinh tọa.
  • Cân nặng: Tăng cân, béo phì sẽ tạo ra áp lực lớn đè nặng lên cột sống, dây thần kinh tọa từ đó gây đau.
  • Bệnh tiểu đường: Bệnh gây ảnh hưởng đến việc sử dụng đường trong máu, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ tổn thương dây thần kinh tọa.
Đau dây thần kinh tọa ở người cao tuổi
Hình ảnh: Ở những người cao tuổi, tình trạng thoái hóa hình thành gai cột sống chèn ép dây thần kinh tọa diễn ra ngày càng nhanh

Dấu hiệu đau dây thần kinh tọa

Ở giai đoạn đầu, dấu hiệu đau dây thần kinh tọa thường không rõ rệt, khả năng vận động của người bệnh ít bị ảnh hưởng. Do đó, nhiều người thường chủ quan và không điều trị sớm dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Khi cơ thể có những biểu hiện bệnh dưới đây, bạn nên thăm khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời:

  • Cơn đau âm ỉ, xuất hiện ở vùng cột sống, thắt lưng, tay chân, vùng hông. Cảm giác đau dữ dội hơn khi người bệnh làm việc nặng, bưng bê khiêng vác và dịu lại nếu được nghỉ ngơi.
  • Tê nhức, châm chích vùng chân, yếu cơ bắp đùi, khả năng vận động trở nên suy yếu, sức lao động giảm sút.
  • Giảm phản xạ ở gân gót chân, khó khăn khi đi lại bằng gót.
  • Thường xuyên căng thẳng, mất ngủ ban đêm.
  • Sút cân, người xanh xao mệt mỏi, không có cảm giác ngon miệng.
  • Hoạt động của bàng quang, ruột suy giảm có thể dẫn đến tình trạng tiểu mất tự chủ.
dấu hiệu đau dây thần kinh tọa
Hình ảnh: Tê nhức, châm chích vùng chân, yếu cơ bắp đùi, khả năng vận động trở nên suy yếu là dấu hiệu đau dây thần kinh tọa

Đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không?

Đau dây thần kinh tọa thực chất không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày, năng suất công việc. Cơn đau kéo dài liên tục khiến hệ thống cơ trên cơ thể bị suy yếu. Lúc này người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác tê buốt, sưng tấy chân tay. Một số trường hợp còn mất cảm giác và không điều khiển được hoạt động của đôi chân.

Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị tổn thương dây thần kinh tọa vĩnh viễn làm tăng nguy cơ teo cơ, cứng cột sống và bại liệt. Ngoài ra, đau thần kinh tọa còn gây rối loạn cơ vòng khiến người bệnh tiểu tiện không tự chủ.

đau dây thần kinh tọa có nguy hiểm không
Hình ảnh: Một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh chính là bại liệt

Điều trị đau dây thần kinh tọa

Theo thống kê của Bệnh viện Bạch Mai, số người mắc bệnh đau thần kinh tọa đứng thứ 2 sau viêm khớp dạng thấp. Bệnh gây ảnh hưởng nặng nề đến khả năng vận động, đi lại do đó bạn không nên chủ quan nên thăm khám tích cực để có biện pháp điều trị hiệu quả.

Vậy đau dây thần kinh tọa có chữa khỏi được không, câu trả lời là có nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp. Hiệu quả điều trị thường phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, tinh thần, mức độ tiến triển của bệnh. Bạn sẽ nhanh chóng khắc phục những cơn đau thần kinh tọa, đồng thời ngăn ngừa được biến chứng bại liệt khi thực hiện tốt những biện pháp như:

Chăm sóc tại nhà

Đối với những người bị đau thần kinh tọa ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp chăm sóc tại nhà bao gồm:

  • Chườm nóng là biện pháp dùng nhiệt độ cao để giải tỏa các áp lực ở rễ dây thần kinh tọa, từ đó giảm thiểu các cơn đau nhức, tê cứng tay chân. Vì vậy khi xuất hiện triệu chứng đau bạn nên thực hiện chườm trong khoảng 20 – 30 phút.
  • Luyện tập các bài giãn cơ có tác dụng thư giãn khối cơ bắp vùng lưng, giảm tình trạng chèn ép dây thần kinh tọa. Trước khi thực hiện, bạn nên khởi động kỹ càng, không vặn người đột ngột để tránh những chấn thương không mong muốn.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế vận động mạnh nhằm làm giảm cơn đau thần kinh tọa.

Sử dụng các cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh tọa

Bên cạnh thuốc tây, bạn có thể sử dụng các cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh tọa. Trong tự nhiên có nhiều loại thảo dược kháng viêm, diệt khuẩn tốt, chúng hoàn toàn lành tính nên phù hợp với những người có mức độ bệnh nhẹ. Tuy nhiên mức độ tác dụng khá chậm bạn nên kiên trì sử dụng để mang lại hiệu quả.

Dưới đây là những loại thảo dược dễ kiếm và có sẵn trong vườn nhà mà bạn không nên bỏ qua:

Lá lốt

Benzyl axetat hay beta-caryophylen là những hoạt chất được tìm thấy trong lá lốt, có tác dụng kháng viêm giảm đau hiệu quả. Vì vậy loại lá này được nhiều người sử dụng để khắc phục tình trạng đau nhức, khó chịu, cải thiện triệu chứng bệnh.

Để nâng cao hiệu quả điều trị, bạn có thể kết hợp các bài thuốc xoa bóp, đắp và uống từ lá lốt:

  • Bài thuốc uống: Chuẩn bị khoảng 200 g lá lốt đem rửa sạch rồi bỏ vào nồi nấu cùng với 1 lít nước để uống. Để giảm thiểu đau thần kinh tọa bạn nên duy trì bài thuốc này trong vòng một tháng.
  • Bài thuốc đắp: Dùng 200g lá lốt đem rửa, giã sơ qua rồi cho vào chảo sao nóng với 400g muối hạt. Bọc hỗn hợp vào một tấm vải sạch và chườm lên vị trị đau mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 15 phút để giảm đau rõ ràng.
  • Bài thuốc bóp: Với 200g rễ cây lá lốt đã được sao vàng hạ thổ và 1,5l rượu trắng, bạn có thể chế ra thuốc bóp dùng để xoa lên vùng bị đau.
Lá lốt hỗ trợ giảm đau dây thần kinh tọa
Hình ảnh: Benzyl axetat, beta-caryophyllene là những hoạt chất được tìm thấy trong lá lốt, có tác dụng kháng viêm giảm cơn đau thần kinh tọa

Ngải cứu

Ngải cứu là loại dược liệu dễ tìm, có vị thơm nồng tính ấm được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh xương khớp, đau thần kinh tọa. Khi phân tích thành phần, các chuyên gia đã tìm thấy trong cây ngải cứu có các hoạt chất kháng viêm, giảm đau tăng lưu thông máu như: Cinelo, dehydro matricaria este,…

Do đó để giảm thiểu cơn đau thần kinh tọa, bạn có thể dùng một nắm ngải cứu rửa sạch, đem xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt để uống trong ngày.

Ngải cứu hỗ trợ giảm đau dây thần kinh tọa
Hình ảnh: Ngải cứu là loại dược liệu dễ tìm, có vị thơm nồng tính ấm được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh xương khớp, đau thần kinh tọa

Cỏ xước

Cỏ xước là cây thuốc nam chữa đau dây thần kinh tọa được nhiều người áp dụng. Với khả năng giảm đau giảm sưng viêm, bài thuốc từ loại cỏ này sẽ giúp người bệnh cải thiện cơn đau. Để phát huy hiệu quả của các hoạt chất, bạn nên dùng 300g cỏ xước đun với 1l nước trong khoảng 15 – 20 phút để uống hàng ngày.

Combo dược liệu chăm sóc đau dây thần kinh tọa

Ngoài việc áp dụng các bài thuốc dân gian, bạn có thể sử dụng Combo dược liệu chăm sóc đau dây thần kinh tọa. Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Nhà Hát Của Những Giấc Mơ Hadoo – là đơn vị tiên phong và đã gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực làm đẹp, chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Combo bao gồm 4 chai dung dịch được thiết kế nhỏ gọn, thành phần chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, giảm đau, giúp bạn cải thiện nhanh chóng tình trạng đau dây thần kinh tọa.

Đặc biệt với thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, sản phẩm đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Để được tư vấn và hỗ trợ mua hàng, bạn có thể gọi đến đường dây nóng 093.652.5858, các chuyên viên sẽ nhanh chóng tiếp nhận và hỗ trợ.

Liệu pháp điều trị thay thế

Liệu pháp điều trị thay thế bao gồm: châm cứu, bấm huyệt,… đều là những phương pháp có tác dụng đả thông huyệt đạo, tăng cường lưu thông máu đến vị trí dây thần kinh tổn thương, đồng thời thư giãn cơ bắp. Nhờ đó những cơn đau âm ỉ, tình trạng tê nhức sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Phẫu thuật cột sống

Phẫu thuật là phương pháp được áp dụng đối với những người xuất hiện biến chứng yếu cơ, mất kiểm soát cơ vòng bàng quang. Đồng thời sau khi áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn nhưng tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm, bạn cũng sẽ được bác sĩ chỉ định loại bỏ gai cột sống, khối u, đĩa đệm thoát ra ngoài,… gây chèn ép dây thần kinh.

Mặc dù đem lại hiệu quả nhưng phương pháp này khá phức tạp và đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt, chi phí để thực hiện một ca phẫu thuật thường khá tốn kém do đó bạn nên cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Phẫu thuật cột sống
Hình ảnh: Phẫu thuật là phương pháp được áp dụng đối với những người xuất hiện biến chứng yếu cơ, mất kiểm soát cơ vòng bàng quang

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết do Hadoo chia sẻ, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về bệnh lý đau dây thần kinh tọa. Tùy thuộc vào mức độ tiến triển, cơn đau âm ỉ hay dữ dội mà bệnh nhân áp dụng phương pháp chữa trị phù hợp.

Nếu được phát hiện và điều trị đau thần kinh tọa sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh là rất cao. Ngoài ra bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp với các bài tập giãn cơ nhằm cải thiện triệu chứng yếu cơ, tê cứng chân tay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *