Đau lưng cấp là vấn đề xương khớp thường gặp khiến khả năng vận động bị suy giảm. Việc nhận biết kịp thời các dấu hiệu cảnh báo và áp dụng phương pháp chữa trị phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng, ngăn ngừa biến chứng.
Hãy cùng Hadoo theo dõi bài viết để tìm hiểu kỹ hơn về chứng bệnh này nhé.
Mục lục chính
Đau lưng cấp là gì?
Đau lưng là tình trạng đau thắt ở vùng lưng trên, lưng giữa và lưng dưới xảy ra khi khu vực này chịu nhiều áp lực. Cơn đau có thể chạy dọc theo cột sống và đi kèm với một số triệu chứng khó chịu.
Tùy vào mức độ và thời gian khởi phát mà bệnh được chia thành 2 dạng chính là: Cấp tính và mạn tính. Trong đó đau lưng cấp tính là tình trạng đau thắt xảy ra đột ngột, kéo dài từ 6-12 tuần.
Trường hợp đau lưng mạn tính sẽ kéo dài liên tục trên 3 tháng, người bệnh phải gánh chịu các cơn đau âm ỉ, dữ dội. Cảm giác đau có thể lan đến các chi, gây tê cứng tay chân, thậm chí gây yếu cơ ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ gặp phải cơn đau lưng cấp một hoặc nhiều lần trong đời. Nếu chăm sóc và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp thì cơn đau sẽ có xu hướng thuyên giảm và biến mất sau vài ngày.
Nguyên nhân gây đau lưng cấp tính
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau lưng cấp, trong đó phần lớn trường hợp là do tác động cơ học, một số khác là do mắc phải bệnh lý.
Tác động bên ngoài
Cơn đau vùng lưng dễ xuất hiện khi khu vực này gặp phải những tác động dưới đây:
Chấn thương
Chấn thương là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cơn đau lưng cấp tính. Tình trạng này thường xảy ra ở những người bị tai nạn xe cộ hay trong lao động, khiến vùng lưng hông chịu áp lực lớn dẫn đến đau nhức.
Lúc đầu cơn đau xuất hiện đột ngột nhưng nếu áp dụng biện pháp hỗ trợ thì cảm giác đau sẽ giảm dần ngay sau đó.
Giãn dây chằng cạnh cột sống, giãn cơ
Cúi gập quá mức, thường xuyên mang vác vật nặng sẽ làm hệ thống cơ và dây chằng cạnh cột sống căng giãn. Từ đó hình thành nên các cơn đau lưng cấp tính với biểu hiện sưng cột sống và khó vận động.
Tăng cân
Khối lượng cơ thể tăng tạo áp lực lớn lên cột sống. Nếu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng chấn thương gây đau nhức lưng, từ đó làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống.
Ăn uống không hợp lý
Ăn uống không đủ dinh dưỡng, thiếu vitamin và khoáng chất là nguyên nhân khiến hệ xương khớp suy yếu, dễ bị gãy xẹp.
Khi mắc phải tình trạng này cột sống sẽ trở nên lỏng lẻo, tăng nguy cơ xuất hiện các cơn đau lưng cấp tính và phát sinh một số bệnh lý khác.
Ngoài ra một số thói quen sinh hoạt như: Ngủ sai tư thế, lười vận động, ngồi một chỗ quá lâu,… cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cột sống khiến bạn bị đau lưng.
Bệnh lý
Đau lưng cấp cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý bạn đang mắc phải như:
Thoái hóa cột sống lưng
Thoái hóa cột sống lưng thường xảy ra ở vùng sụn khớp và đĩa đệm. Khi về già bạn sẽ dễ mắc phải bệnh lý này với các biểu hiện điển hình như: Đau lưng liên tục, dáng đi thay đổi thậm chí lưng có thể còng xuống vì quá đau.
Thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu, khiến dây thần kinh ở cột sống bị chèn ép, gây tê bì và đau nhức lưng.
Cơn đau có thể lan từ thắt lưng đến mông, sau đùi và xuống tới bàn chân. Tình trạng này cũng gần giống với bệnh đau thần kinh tọa.
Viêm khớp
Viêm khớp làm thu hẹp ống sống khiến dây thần kinh bị chèn ép. Lúc này cơ thể sẽ xuất hiện cơn đau ở thắt lưng, sau đó lan đến vùng xương cụt.
Trường hợp bị tổn thương nội tạng (nhất là thận), bệnh nhân sẽ phải gánh chịu những cơn đau lưng dữ dội, nhức nhói sâu bên trong, đồng thời không thể cúi người hoặc đứng thẳng để đi lại bình thường.
Triệu chứng đau lưng cấp
Khi bị đau lưng cấp tính phần lớn người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như:
- Đau nhói ở lưng, đặc biệt là vùng lưng dưới.
- Cơn đau thuyên giảm khi nghỉ ngơi và bùng phát đột ngột khi khiêng vác vật nặng, hoặc ngồi lâu một chỗ.
- Đau dọc theo vùng cột sống rồi lan rộng từ lưng xuống hông, các chi.
- Đau lưng khiến người bệnh không đứng thẳng, cúi, xoay vặn mình đột ngột đều đau.
- Cơn đau lan xuống phần đùi, chân gây khó khăn khi di chuyển.
- Có cảm giác tê cứng, ngứa râm ran vùng cột lưng, hông.
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà đau lưng cấp còn đi kèm với một số triệu chứng khác:
- Thân nhiệt tăng.
- Cột sống lưng bị sưng, viêm.
- Có biểu hiện rối loạn khả năng hoạt động của ruột, bàng quang. Người bệnh thường gặp khó khăn trong đại tiện và tiểu tiện.
Nếu bị đau lưng do chấn thương nặng hoặc không khỏi sau hơn 2 tuần tự điều trị thì bạn nên tìm gặp bác sĩ để thăm khám càng sớm, càng tốt.
Đặc biệt khi cơ thể xuất hiện triệu chứng như sốt và ớn lạnh, đau nặng vào ban đêm,… thì cần đi khám ngay.
Đau lưng cấp có nguy hiểm không?
Mặc dù đau lưng cấp tính không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đến khả năng vận động. Nếu chăm sóc đúng cách, cơn đau sẽ tự thuyên giảm sau vài ngày. Trường hợp không chữa trị triệt sẽ làm tăng nguy cơ tái phát nhiều lần, nhất là những người bị đau lưng bệnh lý.
Khi đau lưng cấp tiến triển về đêm, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng khó ngủ mệt mỏi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, khiến người bệnh mất tập trung và cảm thấy chán nản trong công việc.
Đồng thời những cơn đau lưng cũng khiến cuộc sống vợ chồng không còn mặn nồng như trước. Người bệnh thường lảng tránh và không còn hứng thú với chuyện chăn gối.
Nếu đau lưng diễn ra thường xuyên nhưng người bệnh vẫn chủ quan không thực hiện chẩn đoán và điều trị kịp thời thì nguy cơ gặp phải các biến chứng là rất cao:
- Giảm vận động ảnh hưởng đến hoạt động sống, giảm năng suất công việc.
- Yếu cơ, mất cảm giác ở hai chân, tăng nguy cơ bại liệt.
- Chuyển sang đau lưng mạn tính.
Điều trị đau lưng cấp
Đối với tình trạng bệnh nhẹ chưa tiến triển nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc và hỗ trợ tại nhà để giảm thiểu cơn đau.
Biện pháp hỗ trợ
Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc tại nhà giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi những cơn đau lưng:
- Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi tại chỗ để giảm áp lực lên cột sống, từ đó làm dịu cảm giác đau khó chịu. Quá trình này vừa giúp bạn có thời gian thư giãn vừa cải thiện tình trạng căng cơ.
- Chườm lạnh: Để khắc phục tình trạng sưng đau ở vùng lưng bị chấn thương, bạn nên dùng túi chườm hoặc bọc vải có chứa đá rồi chườm lên vị trí đau trong vòng 72 giờ đầu.
- Chườm ấm: Khi bị đau lưng cấp tính chườm ấm sẽ giúp lưu thông máu đến vùng lưng, hỗ trợ giảm viêm và thúc đẩy khả năng chữa lành xương khớp. Nhờ đó bạn sẽ nhanh chóng giảm bớt tình trạng căng cơ, giảm đau lưng hiệu quả.
- Xoa bóp: Là cách giảm đau hiệu quả nhờ tác động của bàn tay giúp đả thông khí huyết, thư giãn cơ, cột sống và dây thần kinh. Biện pháp này hoàn toàn phù hợp với những người bị đau lưng do vận động sai tư thế, ngồi lâu một chỗ.
- Tập thể dục: Người bị đau lưng nên dành ra khoảng 30-45 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục, đi bộ, đạp xe hay tập các bài yoga. Những hoạt động này có tác dụng thư giãn cơ hiệu quả, giảm thiểu sự chèn ép dây thần kinh cải thiện khả năng vận động.
- Ăn uống lành mạnh: Bạn nên ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước, tránh ăn những món dầu mỡ,… Kết hợp tập luyện thể dục để duy trì cân nặng hợp lý giảm áp lực lên vùng cột sống thắt lưng.
Bài thuốc dân gian
Ngay từ xa xưa ông bà ta đã biết cách sử dụng thảo dược tự nhiên để giảm chứng đau lưng. Những loại thảo dược quen thuộc như lá lốt, gừng,… vừa lành tính vừa có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả.
Do đó bạn có thể áp dụng bài thuốc dân gian tiêu biểu dưới đây để nhanh chóng khắc phục cơn đau:
- Chuẩn bị một nắm lá lốt rửa sạch, rồi đem giã nhỏ.
- Cho lá lốt lên chảo rang nóng với muối hạt.
- Dùng một tấm vải sạch để bọc hỗn hợp thu được và chườm lên vùng lưng bị đau nhức.
- Để mang lại hiệu quả tốt, bạn nên kiên trì thực hiện cho đến khi cơn đau được cải thiện.
Combo dược liệu chăm sóc đau lưng cấp
Bên cạnh các bài thuốc dân gian thì combo dược liệu chăm sóc đau lưng cấp cũng là giải pháp an toàn, hiệu quả. Sản phẩm do Công Ty Cổ Phần Nhà Hát Của Những Giấc Mơ Hadoo nghiên cứu, sản xuất.
Combo dược liệu chăm sóc đau lưng cấp được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, nguồn nguyên liệu lựa chọn tỉ mỉ với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên. Vì vậy đảm bảo an toàn, lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng.
Bạn có thể sử dụng combo dược liệu chăm sóc đau lưng cấp để xoa bóp nhằm giảm thiểu tình trạng căng cơ, đau lưng, thúc đẩy tuần hoàn máu.
Thuốc giảm đau lưng cấp
Nếu đã thực hiện các biện pháp chăm sóc nhưng vẫn không mang lại hiệu quả thì bạn có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc giảm đau lưng cấp.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc sau đây:
- Paracetamol: Thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường.
- Thuốc giảm đau và kháng viêm không Steroid: Naproxen, Ibuprofen là những loại thuốc được sử dụng phổ biến với tác dụng giảm đau, phòng ngừa và giảm viêm nhiễm hiệu quả.
- Thuốc giãn cơ: Những người bị đau lưng do co thắt, căng cứng cơ thì có thể sử dụng loại thuốc này để xoa dịu cơn đau.
- Tiêm Steroid: Là biện pháp tiêm thuốc vào khu vực tổn thương để vô hiệu hóa dây thần kinh cảm giác, ngăn chặn cơn đau tức thì. Biện pháp này chỉ áp dụng cho những người bị đau lưng nghiêm trọng.
Phẫu thuật
Sau khi thực hiện các biện pháp bảo tồn nhưng tình trạng đau lưng cấp do thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống,… vẫn không thuyên giảm.
Lúc này bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phẫu thuật để điều trị đau lưng cấp cải thiện khả năng vận động.
Quá trình thực hiện khá phức tạp dễ gây tổn thương dây thần kinh, xuất huyết, bại liệt thậm chí là dẫn đến tử vong. Do đó người bệnh nên cân nhắc trước khi thực hiện.
Đau lưng cấp khiến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dần còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Để kiểm soát cơn đau nhanh chóng bạn nên áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà và kết hợp sử dụng combo dược liệu chăm sóc đau lưng cấp. Trường hợp đau kéo dài dai dẳng hoặc mức độ tăng nặng, cần thăm khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị chuyên sâu.