Cơn đau dây thần kinh liên sườn khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận động, sức khỏe.
Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây cùng Hadoo nhé!
Mục lục chính
Đau dây thần kinh liên sườn là gì?
Dây thần kinh liên sườn gồm 12 cặp, có rễ xuất phát từ tủy sống ngực của đốt sống lưng. Rễ dây thần kinh chia làm hai nhánh đi theo các hướng khác nhau. Nhánh trước kiểm soát hoạt động tại vùng ngực và bụng, nhánh còn lại là nhánh sau chỉ có khả năng chi phối vùng lưng.
Cùng với động mạch, các dây thần kinh sẽ di chuyển xuống phía dưới xương sườn để tạo thành bó mạch gian sườn. Nằm ở vị trí nông dây thần kinh liên sườn dễ chịu tác động bởi yếu tố ngoại cảnh. Nhất là khi gặp phải tổn thương tủy sống, cột sống, thành ngực thì dây thần kinh này đều bị ảnh hưởng.
Đau thần kinh liên sườn xảy ra ở những vùng mà dây thần kinh đi qua, cơn đau xuất hiện chủ yếu ở khung xương sườn, ngực và bụng. Mọi cảm giác đau được gửi đến não thông qua hệ thống thần kinh giao cảm.
Những người lao động nặng, chơi thể thao quá sức là đối tượng dễ bị đau dây thần kinh liên sườn. Mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời hội chứng này sẽ gây khó thở ảnh hưởng đến vận động.
Thông thường cơn đau thần kinh liên sườn được phân thành 3 loại chính:
- Nguyên phát: Cơn đau không xác định được nguyên nhân.
- Tiên phát: Cơn đau xảy ra do thời tiết, người bệnh ngồi sai tư thế, va chạm mạnh ở vùng liên sườn.
- Thứ phát: Cơn đau xuất hiện là hệ quả của các bệnh lý cột sống, bệnh liên quan đến phổi để lại.
Nguyên nhân gây đau thần kinh liên sườn
Đau dây thần kinh liên sườn xảy ra khi dây thần kinh bị chèn ép, kích thích và viêm nhiễm bởi tác động của các nguyên nhân dưới đây:
Chấn thương cột sống
Tai nạn giao thông, té ngã thường tác động mạnh vào vùng ngực, gây ra chấn thương cột sống, khiến các sợi dây thần kinh liên sườn bị ảnh hưởng theo. Lúc này bạn sẽ gặp phải các cơn đau ở vùng ngực, bụng cột sống,…
Thoái hóa cột sống
Khi cột sống bị thoái hóa sẽ tạo áp lực lớn đè ép lên dây thần kinh liên sườn. Do đó đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cơn đau âm ỉ. Bệnh thường xảy ra ở những người cao tuổi, lao động, vận động quá sức.
Nhiễm khuẩn
Đau dây thần kinh liên sườn cũng xuất hiện khi rễ dây thần kinh bị viêm nhiễm. Tình trạng này thường xảy ra ở người có sức đề kháng yếu, bị rối loạn về chuyển hóa (đái tháo đường). Khi đó cơ thể sẽ biểu hiện các triệu chứng bệnh trước sau đó là cơn đau liên sườn.
Zona thần kinh
Zona thần kinh là nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh liên sườn thường gặp nhất. Khi virus Herpes Zoster tấn công vào dây thần kinh người bệnh sẽ bị nổi phát ban đỏ, mụn nước trên da. Lúc này bạn sẽ có cảm giác đau rát tại vùng da bị tổn thương, thường là ngực và bụng.
Mặc dù đã khỏi bệnh nhưng virus này vẫn tồn tại trong dây thần kinh. Khi sức đề kháng bị suy yếu chúng sẽ hoạt động trở lại và tái phát bệnh nhiều lần.
Bệnh lý tủy sống
Người mắc phải các bệnh lý liên quan đến tủy sống như: U tủy, u rễ thần kinh,… cũng có nguy cơ mắc bị đau dây thần kinh liên sườn. Trong trường hợp này cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên sườn, tại vùng tủy bị tổn thương. Triệu chứng thường không rõ ràng, người bệnh nên thăm khám kỹ để chẩn đoán nguyên nhân.
Ung thư cột sống
Khi bị ung thư cột sống hoặc lao cột sống, người bệnh sẽ có biểu hiện đau dữ dội ở vùng cột sống lưng. Cảm giác đau có thể lan rộng sang hai bên sườn và trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời.
Lúc này người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi, sốt và sụt cân nhanh chóng.
Dấu hiệu của đau thần kinh liên sườn
Tùy theo nguyên nhân mà triệu chứng đau thần kinh liên sườn sẽ khác nhau. Phần lớn người bệnh có biểu hiện đau ở toàn bộ vùng ngực, sau đó cơn đau lan dọc đến các xương sườn. Cụ thể:
-
- Xuất hiện cảm giác đau nhói, nhức âm ỉ dọc phần dây thần kinh liên sườn.
- Người bệnh có biểu hiện đau tức khi ấn ngón tay vào các khoảng gian sườn.
- Cơn đau không thuyên giảm ngay khi nghỉ ngơi, chúng thường kéo dài cả ngày lẫn đêm. Tiến triển nặng khi người bệnh hít thở sâu, hắt hơi, thay đổi tư thế, đột ngột xoay người, vặn mình,…
- Có thể xuất hiện tình trạng đau dây thần kinh liên sườn trái hoặc đau dây thần kinh liên sườn phải. Cơn đau từ trước ngực có thể lan rộng đến mạn sườn ra sau cột sống.
- Một số người có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, thậm chí là đau rát do nhiễm khuẩn.
Khi xuất hiện các dấu hiệu trên người bệnh không nên chủ quan, hãy tìm gặp bác sĩ để thăm khám. Chỉ khi xác định đúng nguyên nhân mới có phương pháp điều trị hiệu quả.
Đau dây thần kinh liên sườn có nguy hiểm không?
Phần lớn những cơn đau dây thần kinh liên sườn nhẹ sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên cơn đau tái phát nhiều lần khiến người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt, lao động hàng ngày.
Đặc biệt đau dây thần kinh liên sườn cũng gây ra hiện tượng khó thở. Nếu nguyên nhân là do thời tiết, làm việc sai tư thế thì mọi cảm giác đau, khó thở sẽ được cải thiện. Sau khi bạn dùng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ tại nhà.
Trường hợp khó thở liên quan đến bệnh lý, nếu không điều trị đúng cách cơn đau sẽ tiến triển nghiêm trọng, người bệnh có thể đối mặt với nhiều rủi ro:
- Cơn đau dây thần kinh liên sườn chuyển sang mạn tính.
- Cơ bắp tê yếu, dẫn đến liệt vĩnh viễn.
- Mất khả năng vận động ở vùng bị tổn thương, nhất là cánh tay, vai, lưng.
- Suy hô hấp và ngừng thở khi bị thiếu oxy.
Không chỉ vậy tình trạng cơn đau kéo dài còn gây rối loạn giấc ngủ, khiến người bệnh luôn ở tình trạng mệt mỏi, mất tập trung, suy giảm tinh thần và trí tuệ.
Cách chữa trị đau dây thần kinh liên sườn
Đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi không? Các chuyên gia cho rằng tình trạng này có thể tự khỏi nhưng hoàn toàn không phổ biến. Người bệnh phải có kế hoạch điều trị phù hợp để tránh các triệu chứng tiến triển nghiêm trọng. Dưới đây là một số phương pháp chữa trị bệnh hiệu quả được bác sĩ chỉ định và tư vấn:
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt, vận động, tập luyện không đúng cách cũng dẫn đến đau dây thần kinh liên sườn. Để giảm nhẹ cơn đau bạn nên duy trì cho mình một lối sống lành mạnh, khoa học:
- Làm việc đúng tư thế, không vận động, mang vác quá sức.
- Giữ ấm cơ thể vào mùa đông, mặc nhiều quần áo, tránh gió lùa.
- Ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước hạn chế sử dụng bia rượu, chất kích thích.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tập luyện thể dục hợp lý để cải thiện khả năng vận động.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm.
- Tiêm phòng lao cho trẻ nhỏ để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lao, từ đó giảm đau dây thần kinh liên sườn.
Sử dụng dược liệu Bosalson
Khi bị đau thần kinh liên sườn do thời tiết, viêm nhiễm bạn có thể áp dụng liệu pháp xoa bóp trong điều trị.
Xoa bóp có tác dụng làm giảm hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, từ đó giảm cảm giác đau cho người bệnh. Đồng thời các động tác này cũng góp phần thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm co thắt và tăng khả năng vận động của lồng ngực và nhóm cơ bị ảnh hưởng.
Trong quá trình thực hiện chuyên gia trị liệu cần kiểm soát lực tay để hạn chế kéo giãn hoặc gây tổn thương dây thần kinh.
Để tăng tính hiệu quả, bạn có thể kết hợp sử dụng combo dược liệu chăm sóc đau dây thần kinh liên sườn Bosalson trong quá trình xoa bóp.
Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất độc quyền bởi Công ty Cổ phần Nhà hát của những giấc mơ Hadoo. Là đơn vị uy tín với hơn 20 năm cống hiến trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp chủ động.
Combo dược liệu chăm sóc đau dây thần kinh liên sườn Bosalson chiết suất từ các thảo dược lành tính, được ươm trồng tại nơi có khí hậu ôn hòa và thu hái cẩn thận trước khi đưa vào dây chuyền. Quy trình sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến giúp thu hồi nguyên vẹn tinh dầu chứa trong dược liệu.
Cách sử dụng khá đơn giản, bạn chỉ cần đổ một lượng tinh dầu vừa đủ lên tay. Sau đó thực hiện các động tác massage tại vùng đau nhức như eo, sườn, lưng một cách nhẹ nhàng.
Sau 10-15 phút các hoạt chất kháng viêm, chống oxy hóa sẽ thẩm thấu góp phần thúc đẩy lưu thông mạch máu, tăng cường hệ bạch huyết, giảm phù nề, giảm đau và cải thiện chức năng xương khớp.
Để được tư vấn và giải đáp các thắc mắc liên quan đến combo dược liệu chăm sóc đau thần kinh liên sườn, quý khách vui lòng gọi đến hotline: 093.652.5858
Sử dụng thuốc
Nếu đau dây thần kinh liên sườn tiên phát người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ như:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Diclofenac,… là thuốc giảm đau tạm thời. Để hạn chế xảy ra tác dụng phụ không mong muốn, người có tiền sử bệnh gan, thận, viêm loét dạ dày nên thận trọng khi sử dụng. Ngoài ra có thể sử dụng các thuốc chống trầm cảm để hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
- Thuốc giãn cơ vân: Myonal, Mydocalm là các loại thuốc giãn cơ vân thông dụng, dùng cho nhiều bệnh nhân bị co rút vùng sườn tổn thương. Uống thuốc sau khi ăn, đối với người bị đau dạ dày – tá tràng nên thận trọng trong quá trình sử dụng. Lưu ý người mắc bệnh nhược cơ không nên dùng thuốc này.
- Thuốc điều trị thần kinh: Để ngăn chặn hoạt động của dây thần kinh giúp giảm thiểu cơn đau, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc điều trị như Neurontin,…
- Thuốc kháng viêm: Ibuprofen, Naproxen có tác dụng giảm đau, giảm viêm dùng trong những trường hợp rễ dây thần kinh liên sườn bị viêm nhiễm.
- Vitamin nhóm B: Bên cạnh các loại thuốc thông dụng dùng trong điều trị, người bệnh nên bổ sung vitamin B1, B6, B12 để thúc đẩy khả năng chuyển hóa của tế bào thần kinh, bao myelin, đồng thời tăng cường sức đề kháng.
Can thiệp
Nếu cơn đau thần kinh liên sườn vẫn kéo dài dai dẳng và không đáp ứng với thuốc thì bác sĩ sẽ can thiệp bằng gây tê. Đây là phương pháp giảm đau nhẹ, sử dụng thuốc gây tê để phong bế dây thần kinh vùng xương sườn.
Tiếp đó bác sĩ sử dụng tia X để tìm vị trí vừa đâm kim và bơm thuốc giảm đau steroid vào.
Can thiệp bằng gây tê thường áp dụng cho những người bị đau thần kinh liên sườn do zona hoặc sau phẫu thuật. Biện pháp chỉ có tác dụng trong vài tháng nhất định, nếu mang lại hiệu quả tốt bác sĩ sẽ chỉ định bạn tiêm thuốc định kỳ.
Ngoài ra để chấm dứt những cơn đau phiền toái, người bệnh có thể lựa chọn cắt các dây thần kinh liên sườn tương ứng. Tuy nhiên phương pháp này không được áp dụng thường xuyên vì không cho hiệu quả rõ ràng, sau khi thực hiện người bệnh có thể bị rối loạn tiêu hóa và không khôi phục lại cảm giác.
Như vậy Hadoo vừa chia sẻ đến bạn tất tần tật thông tin, kiến thức về tình trạng đau dây thần kinh liên sườn. Đây là căn bệnh dai dẳng, không tự khỏi và gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của cánh tay, vai, lưng. Vì vậy khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bạn nên thăm khám bác sĩ, tránh để kéo dài làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm.