Tất tần tật thông tin về bệnh thoái hóa đốt sống lưng

Thoái hóa đốt sống lưng đang ngày càng phổ biến và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng Hadoo iHealing tìm hiểu tổng quan về căn bệnh này để có thể điều trị và phòng tránh một cách hiệu quả nhất.

Mục lục chính

Thoái hóa đốt sống lưng là gì?

Theo thời gian xương khớp dần bị lão hóa và hình thành nên hiện tượng thoái hóa ở đốt sống thắt lưng. Ngoài ra bệnh có thể xuất hiện do lối sống tiêu cực như bê vác nặng, sinh hoạt không lành mạnh, ăn uống thiếu khoa học hoặc cột sống bị dị tật bẩm sinh.

Thoái hóa phần đốt sống lưng là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, không có khả năng phục hồi. Lâu dần các đầu xương đốt sống sẽ bắt đầu ma sát với nhau và hình thành nên ổ viêm nhiễm gây đau nhức.

Ngoài ra, sự mà sát này còn có thể hình thành gai xương cột sống, gây ảnh hưởng đến xương đốt sống, rễ thần kinh hay các mô mềm lân cận.

Nếu không sớm điều trị bệnh có thể chuyển sang trạng thái mãn tính, tiến triển nặng và hình thành những cơn đau nhức với mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Thậm chí trong một số trường hợp các khớp tại cột sống có thể mất đi tính linh hoạt, bị biến dạng toàn phần.

thoái hóa đốt sống lưng
Sụn khớp bị bào mòn là nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa đốt sống lưng

Dấu hiệu nhận biết

Phần lớn bệnh nhân bị thoái hóa phần đốt sống lưng đều có chung triệu chứng là đau nhức khó chịu vùng lưng. Ngoài ra có thể kèm với một số dấu hiệu nhận biết điển hình như:

  • Cơn đau có thể lan rộng sang vùng mông, bẹn và đùi, thậm chí lan rộng đến khắp hai chân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động.
  • Mức độ đau nhức trở nên trầm trọng hơn khi bệnh nhân vận động nặng, đặc biệt là khuân vác các vật nặng tạo áp lực lên trên lưng.
  • Theo thời gian cột sống có thể bị căng cứng, khả năng vận động kém, nhất là vào mỗi buổi sáng khi mới ngủ dậy.
  • Mỗi khi thực hiện động tác cúi người hay ưỡn ngực thường phát ra âm thanh va chạm giữa các khớp do thiếu dịch nhờn.
  • Khu vực bị thoái hóa có thể hình thành ổ viêm, sưng to, có màu đỏ và lan rộng theo thời gian nếu không kịp thời kiểm soát.
đau sống lưng
Đau nhức vùng thắt lưng là triệu chứng thường gặp nhất đối với bệnh lý này

Nguyên nhân gây bệnh

Hầu hết xuất phát từ nguyên nhân tuổi tác, tuy nhiên có không ít trường hợp thoái hóa đốt sống lưng xuất hiện sớm do thói quen sống thiếu khoa học.

Thoái hóa tự nhiên theo thời gian

Khi tuổi tác tăng dần, cùng với các cơ quan khác trong cơ thể, cột sống cũng đối diện với nguy cơ bị thoái hóa.

Theo các chuyên gia đầu ngành về xương khớp, quy trình thoái hóa bắt đầu diễn ra vào độ tuổi ngoài 30. Tốc độ này sẽ nhanh hơn nếu không có lối sống lành mạnh và bổ sung các dưỡng chất cần thiết, có lợi cho xương khớp.

Vì vậy tuổi càng lớn thì nguy cơ đối diện với thoái hóa đốt sống lưng càng cao, nhất là khi thiếu hụt canxi trong cơ thể.

Dư thừa cân nặng

Cân nặng quá tải có thể là nguyên nhân dẫn đến suy yếu, tổn thương sụn khớp, lâu dần gây thoái hóa cột sống thắt lưng. Lúc này tính đàn hồi của đĩa đệm suy giảm, dây chằng bao khớp bị xơ cứng gây đau nhức dữ dội.

nguyên nhân làm đau đốt sống lưng
Cân nặng quá tải là một trong các nguyên nhân gây bệnh

Thiếu chất dinh dưỡng

Chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên thiếu chất hụt dinh dưỡng là nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm sức khỏe, hình thành nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có thoái hóa phần cột sống lưng.

Đặc biệt là khi thiếu hụt vitamin, magie, canxi, nguy cơ đối diện với bệnh lý này sẽ cao hơn so với bình thường.

Thói quen công việc

Thoái hóa đốt sống lưng thường xuất hiện phổ biến ở những người làm việc trong môi trường lao động nặng nhọc hoặc nhân viên văn phòng ngồi quá lâu trong một tư thế trước máy tính.

Ngoài ra nha sĩ, họa sĩ, thợ cắt tóc,… cũng là đối tượng có nguy cơ lớn đối diện với căn bệnh này do phải thường xuyên cúi, ngửa cổ nhiều.

nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống lưng
Nhân viên văn phòng cũng có nguy cơ lớn đối diện với căn bệnh này

Mắc các bệnh về xương khớp

Thoái hóa đốt sống lưng còn có thể xuất hiện ở những bệnh nhân viêm khớp, đau lưng, gai cột sống, tiểu đường, thoát vị đĩa đệm,…

Do đó, nếu được cảnh báo nguy cơ đối diện với các vấn đề về xương khớp, bạn không được chủ quan mà nên thực hiện thăm khám định kỳ, tuân thủ phác đồ điều trị nếu cần để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Điều trị thoái hóa đốt sống lưng

Phần lớn người bị thoái hóa đốt sống lưng không thể điều trị dứt điểm. Nhiều trường hợp tái mắc và trở thành bệnh lý mãn tính.

Quá trình điều trị thoái hóa đốt sống lưng giúp kiểm soát triệu chứng bệnh và giảm nguy cơ thoái hóa lan rộng gây ảnh hưởng đến những vị trí xung quanh.

Chẩn đoán

Chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh là bước đầu quan trọng và cần thiết để lên phác đồ điều trị phù hợp.

Thông thường bệnh nhân sẽ được thăm khám thông qua các triệu chứng hiện có và tiến hành thực một số xét nghiệm lâm sàng sau:

  • Chụp X-quang: Cho phép phát hiện những tổn thương dù là nhỏ nhất ở vùng cột sống bị hẹp, gai xương sống.
  • Chụp MRI: Đây là công nghệ chụp chiếu chẩn đoán bệnh hiện đại nhất hiện nay. Hình ảnh thu được cho phép nhìn thấy chính xác tình trạng và mức độ tổn thương của vết thoái hóa.
  • Chụp CT cắt lớp: Phương pháp này giúp xác định chính xác tình trạng tổn thương ở cột sống lưng.
chẩn đoán thoái hóa đốt sống lưng
Chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh giúp rút ngắn thời gian điều trị

Phương pháp điều trị

Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh, sau khi chẩn đoán bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Trong đó một số phương pháp thường được áp dụng phổ biến như:

Sử dụng thuốc

Để có thể kiểm soát được các cơn đau nhức do thoái hóa cột sống lưng gây ra, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Aspirin,…
  • Thuốc có công dụng chống viêm nhóm NSAID: Mobic, Celebrex,…
  • Thuốc hỗ trợ giãn cơ: Mydocalm, Myonal,…
  • Thuốc dùng bôi ngoài da: Golden, Profenid Gel,…
  • Trong trường hợp tình trạng thoái hóa lan rộng gây đau nhức các dây thần kinh, đĩa đệm thì có thể sử dụng phương pháp tiêm ngoài màng cứng.

Cần lưu ý rằng những nhóm thuốc trên chỉ có công dụng giảm đau tạm thời, cơn đau vẫn có thể bộc phát lại ngay sau khi hết thuốc.

Ngoài ra trong quá trình sử dụng thuốc có thể xuất hiện một số tác dụng phụ không mong muốn như: viêm loét dạ dày, nổi mẩn đỏ, chóng mặt,…

Do đó để đảm bảo an toàn sức khỏe và hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu, cần tham khảo ý kiến bác sĩ và nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn, chỉ định.

phòng tránh thoái hóa đốt sống lưng
Tránh việc lạm dung thuốc quá mức khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn

Châm cứu

Đây là phương pháp được rất nhiều người tin dùng trong điều trị thoái hóa cột sống lưng.

Khi thực hiện châm cứu đúng huyệt các kim châm kích thích khai thông khí huyết, tăng cường lưu thông máu. Đồng thời còn giúp cơ thể tự động sản sinh ra hormon Endorphin – có chức năng chống viêm và giảm đau hiệu quả.

Tuy nhiên nếu người bệnh lựa chọn không đúng cơ sở uy tín, chất lượng sẽ có nguy cơ đối diện với việc châm nhầm huyệt gây nhiễm trùng, liệt và teo cơ.

Đồng thời châm cứu chỉ mang lại hiệu quả trong khoảng thời gian ngắn, không có khả năng điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh và đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì từ 1 tháng trở lên.

Phẫu thuật

Trong trường hợp có dấu hiệu tiến triển xấu, các phương pháp thông thường không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm phẫu thuật. Thông thường những bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống thắt lưng dẫn đến thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống sẽ được chỉ định sử dụng kỹ thuật này.

Quá trình phẫu thuật cột sống có nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro như: đột quỵ, tổn thương não, hôn mê sâu,… Do đó cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiến hành và lựa chọn y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, cơ sở vật chất đầy đủ các thiết bị cần thiết.

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cho người bệnh

Tuổi tác dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có xương khớp. Tuy nhiên nếu có chế độ sinh hoạt lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là canxi thì quá trình thoái hóa xương khớp sẽ diễn ra chậm hơn so với bình thường.

Thoái hóa ở đốt sống lưng nên ăn gì?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp cho quá trình phục hồi ở bệnh nhân thoái hóa đốt sống thắt lưng diễn ra hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Một số thực phẩm giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống lưng như:

  • Các loại cá béo giàu Omega-3: Cá tuyết, cá mòi, cá trích, cá hồi,…
  • Nước hầm xương có chứa glucosamine và chondroitin: Xương bò, xương heo, xương dê,…
  • Thực phẩm giàu Canxi: Hải sản có vỏ (tôm, cua, ốc, sò,…), đậu trắng, các sản phẩm từ sữa,…
  • Các loại rau xanh và trái cây giàu vitamin: Cà rốt, súp lơ xanh, cải thìa,…
  • Thực phẩm chứa chất xơ, chất chống oxy hóa: Lúa mì, lúa mạch, các loại đậu, ngũ cốc làm từ hạt,…
  • Thức ăn có chứa allicin, prostaglandin: Gừng, tỏi, dầu oliu,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày, có thể luân phiên giữa nước lọc và các loại nước ép hoa quả.
chế độ dinh dưỡng
Cân bằng chế độ dinh dưỡng giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh

Thoái hóa ở đốt sống lưng nên kiêng gì?

Ngoài ra để tránh nguy cơ đối diện với căn bệnh thoái hóa ở đốt sống lưng, cần hạn chế tiêu thụ những dưỡng chất sau:

  • Thức ăn có chứa hàm lượng lớn đường: bánh kem, trà sữa, nước ngọt,…
  • Các món chiên xào chứa nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế ăn thức ăn được làm từ bột mì trắng như bánh mì, bánh quy,…
  • Các loại thịt có chứa hàm lượng chất béo và cholesterol cao như thịt bò, thịt ngựa, thịt trâu,…
  • Đồ ăn đóng hộp và các loại thức ăn nhanh như pizza, gà rán, cá hộp,…
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá hay cà phê,…
thoái hóa đốt sống lưng nên tránh
Người bệnh thoái hóa đốt sống lưng nên hạn chế thức ăn nhanh, đồ chiên rán

Một số lưu ý trong chế độ sinh hoạt cho người thoái hóa đốt sống lưng

Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Ngồi học và làm việc đúng tư thế, tránh gù lưng hoặc ngồi quá lâu một chỗ.
  • Có thời gian thư giãn, nghĩ ngơi hợp lý và tránh việc thức quá khuya hoặc ngủ không đủ giấc.
  • Tránh lao động hoặc khuân vác vật nặng trong thời gian dài.
  • Cân nặng nên được kiểm soát ở mức hợp lý, tránh việc dư thừa cân nặng gây áp lực lên cột sống.
  • Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao đều đặn.

Nhiều bệnh nhân lo lắng việc tập luyện thể dục thể thao sẽ gây hại đến các khớp. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập luyện với những bài tập phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả và cải thiện nhanh các triệu chứng đau nhức.

Nên chọn lựa những bài tập vừa sức, có khả năng làm linh hoạt, thư giãn các khớp. Nếu có thể hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia để được tư vấn bài tập phù hợp.

bài tập hỗ trợ thoái hóa đốt sống lưng
Yoga giúp hỗ trợ giảm nhanh các cơn đau do thoái hóa ở đốt sống lưng gây nên

Combo dược liệu chăm sóc thoái hóa đốt sống thắt lưng của Hadoo

Hiện nay thực phẩm chức năng, thuốc thoa ngoài da có nguồn gốc tự nhiên đang là giải pháp được nhiều người tin chọn trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng.

Trong đó Combo dược liệu chăm sóc thoái hóa đốt sống lưng của thương hiệu Hadoo iHealing đang là sản phẩm được nhiều người sử dụng và cho phản hồi tích cực.

Không chỉ an toàn với thành phần chính là các dược liệu, Combo sản phẩm còn được thiết kế dưới dạng đóng chai rất tiện lợi với đa dạng dung tích cho người dùng lựa chọn.

Combo dược liệu chăm sóc thoái hóa đốt sống lưng bao gồm:

  • Bosalson free oil.
  • Bosalson balance oil.
  • Bosalson fantasia oil.
  • Bosalson check oil.
dược liệu chăm sóc thoái hóa đốt sống lưng
Combo dược liệu chăm sóc thoái hóa đốt sống lưng Hadoo iHealing

Qua những thông tin mà Hadoo iHealing chia sẻ hi vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về căn bệnh thoái hóa đốt sống lưng. Nếu cần tìm hiểu thêm về Combo dược liệu chăm sóc thoái hóa đốt sống thắt lưng của Hadoo iHealing, vui lòng liên hệ 093 652 5858 để được hỗ trợ, tư vấn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *